Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 151/KH-UBND
Ngày ban hành 25/03/2021
Ngày có hiệu lực 25/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/KH-UBND

Nghệ An, ngày 25 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sng, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

2. Mục tiêu cụ thể

TT

Nội dung chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

1

Tỷ lệ người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau.

%

80

90

2

Tỷ lệ trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.

%

70

80

3

Số người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức ng và cung cấp dụng cụ trợ giúp.

Người

1.000

1.500

4

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

%

80

90

5

Số người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm.

Người

4.000

4.500

6

Tỷ lệ người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

%

90

100

7

Tỷ lệ công trình xây mới là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sgiáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

%

80

100

8

Tỷ lệ công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

%

30

50

9

Tỷ lệ người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ tr giúp tương đương.

%

30

50

10

Tỷ lệ người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định.

%

100

100

11

Tỷ lệ người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định tại các tuyến đường bộ liên tỉnh.

%

40

60

12

Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu so với tỷ lệ chung toàn tỉnh.

%

25

35

13

Tỷ lệ các Câu lạc bộ thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh mà người khuyết tật có thể tiếp cận.

%

50

70

14

Tỷ lệ thu hút người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao.

%

10

15

15

Tỷ lệ người khuyết tật được h trtham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật.

%

10

20

16

Tỷ lệ người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về tr giúp pháp lý khi có nhu cầu.

%

90

100

17

Tỷ lệ cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật; cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật.

%

60

70

18

Tỷ lệ gia đình có người khuyết tật được tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

%

30

40

19

Tỷ lệ người khuyết tật được tập huấn kỹ năng sng.

%

20

30

20

Tỷ lệ phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau.

%

80

100

21

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có tổ chức của người khuyết tật.

%

70

80

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Trợ giúp y tế

a) Nội dung

- Triển khai các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình.

- Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2. Trợ giúp giáo dục

a) Nội dung

- Triển khai đầy đủ các văn bản về giáo dục đối với người khuyết tật.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật.

- Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí các cơ sở có hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.

- Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tham gia giáo dục người khuyết tật ở lứa tuổi mầm non và phổ thông.

- Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phn mm quản lý hệ thng hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

3. Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế

[...]