Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 22/01/2019
Ngày có hiệu lực 22/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28/CT-TTG NGÀY 18/9/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH BỒI DƯỠNG TRƯỚC KHI BỔ NHIỆM CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đi với cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 5052/BNV-CTTN ngày 11/10/2018 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Chỉ thị s 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đi với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ), với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nâng cao nhn thức của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản Iý.

- Góp phần nâng cao hiệu quthực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, liêm chính.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu tại Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu:

- Phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều kiện thực tế tại địa phương.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

- Từng cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải chủ động, nghiêm túc, gương mẫu trong việc học tập, bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

- Bảo đảm từ năm 2019, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

- Bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi dưỡng theo quy định.

- Gắn quy hoạch với bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh; có cơ chế bi dưỡng cán bộ, có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng vào vị trí lãnh đạo, quản lý; quan tâm, đầu tư bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt về bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm:

- Tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của hoạt động bồi dưng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, tính chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:

- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý.

- Hàng năm, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, lãnh quản lý và đối tượng quy hoạch thuộc thẩm quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưng đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2019, 2020; coi trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng trang bị kiến thức về công tác cán bộ cho lãnh đạo các cấp.

3. Nâng cao năng lực cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

- Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; huy động sự tham gia công tác bồi dưỡng của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, trình độ, kinh nghim hoạt động thực tiễn. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực, uy tín của Trung ương.

- Tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật, bổ sung hoặc biên soạn lại tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý đảm bảo chất lượng, sát với yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

- Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện nội dung chương trình; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

4. Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưng:

Tăng cường chọn c, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng theo thẩm quyền.

[...]