Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2017
Ngày có hiệu lực 21/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

An Giang, ngày 21 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ - CP ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (sau đây gọi tắt là VLXD) tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh An Giang phải đảm bảo tính bền vững, gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái;

- Quy hoạch phát triển VLXD phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được duyệt cũng như phải phù hợp với các quy hoạch phát triển sản phẩm VLXD chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển VLXD được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Phát triển sản xuất các loại VLXD phù hợp với điều kiện tài nguyên và tập quán xây dựng trong tỉnh, với quy mô hợp lý, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Khuyến khích phát triển công nghệ sạch, công nghệ sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp khác để giảm ô nhiễm môi trường. Từng bước loại bỏ công nghệ, dây chuyền sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường;

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào phát triển sản xuất VLXD; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD, nhất là vật liệu xây không nung.

2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển VLXD nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành VLXD, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

- Phát triển sản xuất VLXD cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đáp ứng được nhu cầu VLXD của thị trường nội tỉnh như: Vật liệu xây, lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, bê tông,..., đồng thời giúp cho công tác quản lý ngành trên địa bàn trong thời gian tới.

- Phát triển sản xuất VLXD nhằm thu hút lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

b. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đạt sản lượng VLXD theo nhu cầu đã được dự báo đối với các chủng loại VLXD có điều kiện phát triển.

- Nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp VLXD tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 10 - 15%/năm.

- Thu hút khoảng gần 1000 lao động mới vào làm việc trong ngành VLXD, trong đó có trên 10% là cán bộ kỹ thuật chuyên ngành từ trung cấp trở lên.

II. Định hướng phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 và đến năm 2030

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội; định hướng phát triển của địa phương, xây dựng định hướng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020 và đến năm 2030 cụ thể như sau:

1. Định hướng phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020

TT

Chủng loại VLXD

Đơn vị

Nhu cầu nội tỉnh

Quy mô sản xuất theo quy hoạch

Ghi chú

1

Xi măng

Triệu tấn

1,80 - 1,90

1,5 - 1,8

Đầu tư thêm

2

Vật liệu xây

 

 

 

 

 

Gạch xây dựng

Triệu viên

680 - 700

1.423

Dừng lò thủ công

 

Gạch không nung

Triệu viên

203,5

Đầu tư thêm

3

Vật liệu lợp

 

 

 

 

 

Ngói nung

Triệu viên

3,70 - 4,00

2,50

Duy trì

 

Tấm lợp kim loại

Triệu m2

10,0

Duy trì

 

Tấm lợp tôn 3 lớp

Triệu m2

0,3

Đầu tư mới

 

Ngói xi măng màu

Triệu m2

0,2

Đầu tư mới

4

Đá xây dựng

Triệu m3

3,50 - 4,20

4,04

Đầu tư thêm

5

Cát xây dựng

Triệu m3

2,20 - 2,50

2,40

Đầu tư thêm

6

Vật liệu ốp lát

Triệu m2

7,90 - 8,20

7,90 - 8,90

Đầu tư thêm

7

Sứ vệ sinh

Triệu SP

0,35 - 0,37

-

Nhập 100%

8

Kính xây dựng

Triệu m2

2,00 - 2,20

-

Nhập 100%

9

Vật liệu san lấp

Triệu m3

7,00 - 8,00

8,00

Đầu tư thêm

Ngoài ra đối với một số chủng loại VLXD mà An Giang có lợi thế trong cạnh tranh cần được tập trung đầu tư phát triển để tham gia vào thị trường trong vùng, thị trường cả nước, thậm chí cả xuất khẩu như: xi măng, gạch ốp lát, vật liệu xây không nung và một số khoáng sản khác sẽ được tính toán bổ sung về nhu cầu ngoại tỉnh và được trình bày trong phần phương án quy hoạch đối với từng chủng loại VLXD.

[...]