Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2022
Ngày có hiệu lực 30/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 30 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2022/NQ-HĐND NGÀY 15/7/2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025; UBND tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Nghị quyết; đảm bảo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng ngành, giá trị sản xuất/ha canh tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hàng hóa, gắn với du lịch; khai thác lợi thế từng tiểu vùng kinh tế, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ. Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao gắn với du lịch; xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản quy mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể nội dung, tiến độ và phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố phải triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đảm bảo về nội dung và tiến độ thực hiện.

II. NHIỆM VỤ

1. Phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng vùng sản xuất lúa trọng điểm tại tiểu vùng đồng bằng thuộc các huyện Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô với 100% các giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm số 7, LT2, Hương Bình, nếp 97, nếp Nhung, nếp Hưng Yên, lúa đặc sản truyền thống như Nếp hạt cau, tám, dự, để đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và một phần xuất bán ngoại tỉnh; Xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại tiểu vùng đồng bằng thuộc các huyện Yên Mô, Yên Khánh và tiểu vùng đồi núi, bán sơn địa thuộc huyện Nho Quan. Tăng cường áp dụng quy trình sản xuất lúa, rau, củ quả, cây ăn quả đảm bảo an toàn, theo hướng hữu cơ, hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất đảm bảo điều kiện an toàn, theo hướng hữu cơ, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa các khâu từ sản xuất đến bảo quản, chế biến. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm trên 80%.

- Tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao, chú trọng sản xuất những sản phẩm chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh, đặc sản, đặc hữu của tỉnh, chăn nuôi

hướng hữu cơ đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo chuỗi liên kết, giảm giá thành sản phẩm, phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi trong các trang trại, hướng đến nghề chăn nuôi chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Phấn đấu đến năm 2025, duy trì đàn trâu ở mức 13 nghìn con, đàn bò 38 nghìn con, khôi phục đàn lợn 300 nghìn con, đàn gia cầm 6 triệu con, đàn dê 24 nghìn con

- Xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại các xã Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn. Phát triển các sản phẩm thủy sản đặc sản, phát triển đồng đều cả nuôi mặn lợ và nuôi nước ngọt theo hướng công nghiệp, tạo sản phẩm có giá trị cao, đảm bảo chất lượng phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Phát triển sản xuất giống nhuyễn thể; chủ động cung cấp nguồn giống có chất lượng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tổ chức sản xuất và quản lý trong toàn chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; Tiếp tục chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản ở tiểu vùng trũng và tiểu vùng ven đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm công nghiệp (thâm canh và siêu thâm canh) từ 350-400 ha

- Tiếp tục phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản; gắn quản lý, bảo vệ, sử dụng môi trường rừng với du lịch sinh thái; khai thác bền vững các tiềm năng, lợi thế từ môi trường rừng mang lại; phát triển các sản phẩm đặc sản thuộc lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo hướng quy mô hợp lý gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế sinh thái. Có bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng.

- Tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; trọng tâm là khâu sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Đồng thời, đẩy mạnh việc chuyển đổi hình thức gieo thẳng, cấy tay sang hình thức mạ khay cấy máy, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất lúa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp.

3. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm, hỗ trợ bảo tồn, phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của địa phương.

Phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm có gắn kết với sản xuất nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia tăng các giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử tại các làng nghề sản xuất của khu vực; thực hiện hiệu quả Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

4. Nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.

Quan tâm, chú trọng đến hộ gia đình tại các địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn không tiếp cận được hệ thống cấp nước từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh đến hết năm 2025 đạt trên 98%, trong đó có trên 70% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn kỹ thuật

5. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Phấn đấu đến năm 2025 có 150 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó có trên 50% là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm được chế biến từ nông nghiệp.

6. Phát triển đất trồng lúa

Khuyến khích sản xuất giống lúa mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, có hợp đồng liên kết; đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cấp xã.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ