Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2021
Ngày có hiệu lực 23/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời đầy đủ về bản chất, nội dung, khái niệm cơ bản, tầm quan trọng, ý nghĩa, lợi ích và những giá trị to lớn, thiết thực mà chuyển đổi số mang lại trong công tác quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, qua đó tích cực tham gia thực hiện thành công xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và ưu thế của công nghệ số bảo đảm thông tin, tuyên truyền kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng; phổ biến, nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình, tạo không khí tin tưởng, phấn khởi trong việc tham gia xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các biện pháp tuyên truyền được phối hợp linh hoạt, kịp thời, chất lượng, thiết thực, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức, hành động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, tích cực tham gia xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại địa phương.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội

a) Thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và chuyển tải các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của của Trung ương, của tỉnh và các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Biên tập, xuất bản các tài liệu, ấn phẩm, tờ rời, tờ gấp, pano, áp phích…phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip...để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng.

d) Sản xuất các chương trình truyền hình, truyền thanh, phim, bài hát, phóng sự, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu trên hệ thống phát thanh, truyền hình và thông tin cơ sở.

đ) Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang đưa tin và bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến.

e) Tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số trên mạng Internet tạo sự lan tỏa, thu hút đông đảo sự tham gia của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

g) Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng.

h) Triển khai xây dựng hệ thống đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; bảng điện tử công cộng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

i) Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng viết tin bài phục vụ công tác thông tin tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, cán bộ phụ trách công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.

k) Tổ chức các Hội thi sân khấu hoá, Cuộc thi báo chí viết về đề tài xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; tuyên dương tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích trong công tác xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn, an ninh thông tin qua các hệ thống thông tin cơ sở

a) Thực hiện tuyên truyền theo từng điểm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ mạng hoặc các thiết bị công nghệ thông tin; áp dụng với các khu vực có đông người sử dụng mạng, tại các điểm sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy cập Internet công cộng.

b) Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống đài truyền thanh cấp xã.

c) Tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

 (Kèm theo Phụ lục nhiệm vụ tuyên truyền về chuyển đổi số)

III. THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Đợt 1 (từ năm 2021 đến hết năm 2022)

[...]