Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 147/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2022
Ngày có hiệu lực 06/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với những nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Kết quả thực hiện thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

- Xã nông thôn mới: Tính đến cuối năm 2019, toàn thành phố có 36/36 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 100%.

- Xã nông thôn mới nâng cao: Tính đến năm 2021 thành phố có 18/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt tỷ lệ 50%). Bình quân số tiêu chí đạt trên 01 xã: 17,3 Tiêu chí/xã (đính kèm phụ lục I và II).

- Huyện nông thôn mới: thành phố có 04/04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%.

- Chương trình OCOP: Thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, năm 2021 đã công nhận 22 sản phẩm OCOP đạt 03 - 04 sao, nâng tổng số toàn thành phố có 41 sản phẩm OCOP đạt 03-04 sao, trong đó có 02 sản phẩm có tiềm năng 05 sao.

2. Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình (chi tiết xem phụ lục 3 đính kèm)

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ năm 2016 đến tháng 12/2020 là: 7.147.464 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 3.229.079 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 2.987.192 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 500.535 triệu đồng.

- Vốn cộng đồng dân cư: 430.660 triệu đồng.

Năm 2021, thành phố đã huy động được 2.267.461 triệu đồng để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước các cấp của thành phố Cần Thơ: 1.044.172 triệu đồng.

- Tín dụng: 1.013.852 triệu đồng.

- Doanh nghiệp: 151.890 triệu đồng.

- Nhân dân đóng góp: 57.547 triệu đồng.

3. Đánh giá chung

a) Mặt được

Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo thành phổ thông qua công tác kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện Chương trình đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc địa phương đã và đang gặp phải; hệ thống chính trị và người dân có nhận thức sâu sắc hơn trong xây dựng nông thôn mới;

Thành phố đã xác định rõ vai trò chủ thể và lợi ích thiết thực của người dân trong xây dựng nông thôn mới và từ đó xây dựng phong trào thi đua “Cần Thơ chung sức xây dựng nông thôn mới” tạo thành phong trào sâu rộng trên địa bàn thành phố, đã mang lại nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Bộ máy tổ chức hoạt động xây dựng nông thôn mới ở các cấp từ thành phố đến huyện, xã được kiện toàn và củng cố, nên đã có nhiều hoạt động xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả hơn; Công tác tuyên truyền, vận động luôn được các cấp, các ngành chú trọng quan tâm và thường xuyên chỉ đạo thực hiện, tập trung triển khai với những đổi mới về phương pháp, cách thức nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới.

Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, tập trung vào những vấn đề cấp thiết và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi; sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tích cực, đã có sự chuyển dịch tiến bộ trong cơ cấu, sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện; Thu nhập của người dân được nâng cao hàng năm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, mạng lưới giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên..., nhờ vậy, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

b) Những hạn chế và khó khăn

[...]