Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2016 rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 142/KH-UBND
Ngày ban hành 28/09/2016
Ngày có hiệu lực 28/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2016

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2966/TTr-SLĐTBXH ngày 22/9/2016; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT

1. Mục đích

- Xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện chính sách trong năm 2017.

- Phân tích, thống kê, cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin) để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2017 và định hướng, điều chỉnh chính sách giảm nghèo cho giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo của mỗi địa phương và toàn tỉnh để theo dõi, quản lý thống nhất.

2. Yêu cầu

- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện trực tiếp với từng hộ, người dân theo đúng phương pháp, quy trình, công cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân và dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền, người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương.

- Kết thúc cuộc rà soát UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) phải xác định được chính xác danh sách: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ tái nghèo, tái cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công; hộ nghèo dân tộc thiểu số. Xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng thôn, bản, khối phố (gọi chung là thôn); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

3. Đối tượng và phạm vi

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo thụ hưởng chính sách trong năm 2016 và các gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo có giấy đề nghị xét hộ nghèo trên phạm vi toàn tỉnh;

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc liên quan đến công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.

4. Phương pháp và Quy trình rà soát

- Phương pháp rà soát: Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình.

- Quy trình rà soát: Thực hiện các bước và quy trình điều tra theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Thời điểm rà soát

- Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.

- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;

+ Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.

II. NỘI DUNG

1. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát

- Sử dụng Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp làm Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban chỉ đạo để theo dõi, giám sát rà soát.

- Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch, tài liệu, kinh phí và tổ chức nhân lực; chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện điều tra trên địa bàn trình UBND cùng cấp phê duyệt.

[...]