Kế hoạch 139/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Số hiệu | 139/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2023 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Đoàn Tấn Bửu |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 11 tháng 04 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 05/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 07/7/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh về phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023 như sau:
1. Mục tiêu
- Tăng cường sự đồng thuận, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, quyết tâm của toàn xã hội, chính quyền các cấp, các Sở, ngành, đoàn thể và nhân dân trong công tác phòng, chống mại dâm, phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn mai dâm trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan việc chứa, môi giới và tổ chức hoạt động mại dâm; giải quyết triệt để các điểm phức tạp hoạt động tệ nạn mại dâm tại địa bàn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng; lồng ghép với các chương trình dạy nghề, tạo việc làm, giảm nghèo của địa phương.
2. Chỉ tiêu
- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm với nhiều hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức, nhận biết tác hại, ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đến đời sống xã hội.
- 100% xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, chương trình phòng, chống ma túy, mua bán người, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- 100% số xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện “Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm”.
- Tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn, xử lý 100% các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính và phạm tội liên quan đến mại dâm.
- Tổ chức và nhân rộng 02 mô hình “Hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”.
- 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm được tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá kết quả trong công tác phòng, chống mại dâm.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 7/7/2021 của UBND Tỉnh về phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội, giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.
3. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm với các chương trình an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ các yếu tố dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan, gắn kết chặt chẽ với xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện, nhất là các cơ sở dễ phát sinh tệ nạn mại dâm như: Nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn quán cà phê, karaoke nhằm phòng ngừa tệ nạn mại dâm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, tội phạm về mại dâm; kết hợp công tác phòng, chống mại dâm với phòng, chống tội phạm về mua bán người và bóc lột tình dục phụ nữ, trẻ em.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa - Xã hội về phòng, chống tệ nạn mại dâm các cấp; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện trên địa bàn Tỉnh.
6. Triển khai nhân rộng “Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm” tại thành phố Sa Đéc, huyện Hồng Ngự; đồng thời duy trì tốt “Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm” (tại thành phố Cao Lãnh, huyện Lai Vung, các huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình và Châu Thành).
7. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, công tác xã hội để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm ở địa phương.
Kinh phí thực hiện là 1.445.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm bốn mươi lăm triệu đồng), chi từ nguồn đảm bảo xã hội được giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
(kèm phụ lục kinh phí chi tiết)
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp các đơn vị là thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội khảo sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện trên địa bàn Tỉnh; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội cấp huyện, cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm ở địa bàn.