Kế hoạch 1385/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1385/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1385/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 05 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 30/12/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XIV VỀ CHƯƠNG TRÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 30/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 12) và Chương trình hành động số 182-CTr/BCS ngày 18/3/2022 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết 12, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc và đầy đủ các nội dung của Nghị quyết 12 đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng về thích ứng với BĐKH để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 12.

2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm bằng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể; phân công rõ nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho từng giai đoạn đề ra trong Nghị quyết 12.

3. Các hoạt động triển khai phải đảm bảo hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết; gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn.

4. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

5. Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

II. QUAN ĐIỂM

1. Thích ứng với BĐKH, phòng, chống thiên tai có vị trí quan trọng trong các quyết định phát triển; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Các hoạt động thích ứng với BĐKH phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm.

2. Thích ứng với BĐKH phải gắn với phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên-xã hội và tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại; đầu tư cho thích ứng với BĐKH phải có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với yêu cầu trước mắt và những tác động tiềm ẩn lâu dài.

3. Nội dung thích ứng với BĐKH phải được lồng ghép trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan của tỉnh; đồng thời, phải có các chương trình riêng để triển khai thực hiện, nhất là chương trình phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, hiện đại và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4. Sống chung với hạn hán, nâng cao năng lực thích ứng, giảm thiểu tối đa rủi ro do mưa, lũ gây ra và ứng phó có hiệu quả với tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng an toàn, thông minh với BĐKH, giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2030: Nâng cao nhận thức, năng lực thích ứng, khả năng chống chịu với BĐKH thông qua việc chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đầu tư cơ sở hạ tầng và có cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả.

- Giai đoạn 2030-2045: Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức, năng lực thích ứng, khả năng chống chịu; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, bảo đảm Ninh Thuận có nền kinh tế thích ứng và chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế xanh, an toàn, bền vững.

- Đến năm 2050: Ninh Thuận trở thành tỉnh có nền kinh tế xanh, an toàn, bền vững, giảm thiểu rủi ro, thích ứng thông minh với BĐKH.

2. Một số chỉ tiêu đến năm 2030

a) 100% các trường học, cơ sở đào tạo được phổ biến kiến thức và 100% cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân hiểu biết cơ bản về BĐKH, phòng tránh thiên tai.

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho các hoạt động thích ứng với BĐKH. Hoàn thành việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

c) 100% các hồ chứa, công trình khai thác nước, xả nước thải được cấp phép có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến; thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến môi trường nước và duy trì nguồn nước sông Cái đạt quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A.

d) Từng bước hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát khí tượng thủy văn; 100% mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng do tỉnh đầu tư được lắp đặt thiết bị cảnh báo, quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến.

đ) Nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 49%; tăng tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 95%; diện tích tưới chủ động nước trên 70%.

e) Phấn đấu thực hiện đạt 100% các nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo kế hoạch; có ít nhất 01 trường/xã, phường được đánh giá là trường học an toàn; 65% trường học trên địa bàn tỉnh là nơi sơ tán và trú ẩn an toàn cho cộng đồng dân cư khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

[...]