Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 4654/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 4654/KH-UBND
Ngày ban hành 03/09/2021
Ngày có hiệu lực 03/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4654/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 03 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình văn hóa có giá trị tiêu biểu, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Thuận vì sự phát triển chung, bền vững của đất nước.

2. Yêu cầu:

Công tác bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả, hài hoà giữa các khu vực, địa phương và văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng và phạm vi thực hiện: Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chủ yếu:

a) Hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích tháp Hòa Lai và tháp Pô Klong Garai gắn với phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2030.

b) Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh có giá trị tiêu biểu, cụ thể:

- Đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 01 di tích quốc gia đặc biệt; trong đó xem xét tập trung ưu tiên thực hiện đối với di tích quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai.

- Đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 02 di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; trong đó xem xét tập trung ưu tiên thực hiện đối với di tích quốc gia Bẫy đá Pinăng Tắc.

- Đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 05 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia có giá trị đang bị xuống cấp.

- Hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết ít nhất 10 lượt di tích cấp tỉnh.

c) Thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của bảo tàng tỉnh; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm.

d) Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu:

- Theo dõi tiến độ, cập nhật bổ sung nội dung hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

- Kiểm kê, xây dựng danh mục các di sản văn hoá phi vật thể; tập trung sưu tầm, xác định danh mục các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu, quan trọng và cần được lưu giữ, phát huy giá trị.

- Xây dựng Hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc các di sản có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp đề nghị ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Chăm, Raglai trong tỉnh.

- Tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản truyền thống tiêu biểu, để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch.

đ) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa:

- Thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý ở lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền...).

[...]