Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 165/KH-UBND thực hiện chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những tháng cuối năm 2022

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2022
Ngày có hiệu lực 21/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 21 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2022

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại các Văn bản của Văn phòng Chính phủ: Công văn số 882/VPCP-KTTH ngày 10/02/2022 về việc công tác điều hành giá năm 2022; Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02/3/2022; Công văn số 2935/VPCP-KTTH ngày 11/5/2022 về việc tác động tăng giá nhiên liệu đến giá dịch vụ vận tải các lĩnh vực;

Căn cứ Quyết định số 811/QĐ-BCT ngày 26/4/2022 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2022; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 19/5/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về chương trình phòng, chống dịch Covid-19.

Trong bối cảnh chịu sự tác động từ dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo an sinh xã hội, công tác ổn định thị trường, đặc biệt về quản lý giá thịt lợn những tháng cuối năm 2022; theo đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 1634/SCT-QLTM3 ngày 25/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những tháng cuối năm 2022” với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm thực hiện chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 (gọi tắt là Chương trình) gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đảm bảo cân đối cung cầu đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là chuẩn bị tốt nguồn hàng thịt lợn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ, tết,... góp phần hạn chế tăng giá, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi tắt là cơ sở) tham gia chương trình chủ động về nguồn vốn, chuẩn bị nguồn hàng. Tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, giúp đơn vị chủ động được đầu ra, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn năm 2022 thực hiện theo hình thức xã hội hóa nhằm góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định giá thành.

2. Yêu cầu

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong tỉnh nói riêng và trong nước nói chung, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Cơ sở tham gia chương trình có trách nhiệm thực hiện cung ứng, phân phối hàng hóa cho mạng lưới bán lẻ, đến các địa bàn trong tỉnh theo sự điều phối của cơ quan chức năng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ giữa các địa bàn dân cư, hạn chế tâm lý khan hiếm hàng hóa lan truyền giữa các địa bàn. Phát triển hệ thống phân phối, đa dạng hóa mạng lưới điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa được phân phối đến người tiêu dùng (tập trung tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc huyện, thị xã, thành phố, khu chế xuất - khu công nghiệp, chợ truyền thống, bếp ăn tập thể, khu lưu trú công nhân) một cách thuận lợi, nhanh chóng.

- Giá bán sản phẩm trong Chương trình phải đảm bảo luôn ổn định, hạn chế thấp nhất việc tăng giá bán trong suốt thời gian thực hiện (việc tăng giá bán không trái quy định).

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hàng hóa, lượng hàng, chất lượng hàng, địa bàn và thời gian tham gia Chương trình

1.1. Hàng hóa: Chương trình thực hiện bình ổn thị trường đối với mặt hàng thịt lợn và thức ăn chăn nuôi (bao gồm: lợn hơi, thịt lợn thành phẩm và thức ăn chăn nuôi).

1.2. Lượng hàng hóa thịt lợn dự kiến tham gia chương trình được xây dựng và phân bổ dựa trên lượng hàng hóa thực tế đã cung ứng trên địa bàn tỉnh năm 2021 và quý I/2022, dân số phân bổ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh năm 2021 và tình hình kinh tế xã hội năm 2022, cụ thể:

- Theo số liệu các huyện, thị xã, thành phố cung cấp: Trung bình một ngày trên địa bàn tỉnh cung ứng ra thị trường 236.982 kg/ngày tương đương gần 237 tấn thịt lợn/ngày.

- Theo số liệu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp, trong quý I/2022 sản lượng cung ứng thịt lợn trên địa bàn tỉnh đạt 18.946.000 kg, tương đương 18.946 tấn thịt lợn/quý; nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh trong quý I/2022 đạt 24.140.310 kg/quý tương đương 24.140 tấn/quý. Khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh hiện nay đạt 78% nhu cầu sử dụng, số còn thiếu 22% nhu cầu phải huy động nguồn cung từ các tỉnh ngoài.

- 7 tháng còn lại năm 2022 dự kiến nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh khoảng 57.682.159 kg; khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh khoảng 78%, còn thiếu khoản 22% nhu cầu phải nhập từ các tỉnh ngoài như: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định...

(Theo phụ lục 1, 2, 3 gửi kèm)

1.3. Chất lượng hàng hóa: Đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ (có đầy đủ bao gói, nhãn mác và các thông tin liên quan đến sản phẩm), vệ sinh an toàn thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như có biến động về giá.

1.4. Địa bàn thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

1.5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2022 đến hết năm 2022.

2. Đối tượng và điều kiện tham gia Chương trình

2.1. Đối tượng

Cơ sở, Doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, các hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật có trụ sở và mạng lưới phân phối, bán lẻ trên địa bàn tỉnh có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với mặt hàng thịt lợn tham gia Chương trình và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

[...]