Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2017 về công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2017
Ngày có hiệu lực 27/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Cà Mau, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý; góp phần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

2. Yêu cầu

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc kiện toàn, bố trí người làm công tác pháp chế; quan tâm, tạo điều kiện để người làm công tác pháp chế thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế.

- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan để chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác kiện toàn tổ chức, đào tạo, tập huấn

- Đối với các cơ quan, đơn vị đã có tổ chức pháp chế hoặc bố trí người làm công chức pháp chế (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) thì tiếp tục duy trì, hoạt động ổn định. Đối với các cơ quan, đơn vị chưa có tổ chức pháp chế hoặc bố trí người công chức phụ trách công tác pháp chế thì chủ động sắp xếp, bố trí người làm công tác pháp chế (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) trên cơ sở biên chế hiện có của cơ quan, đơn vị.

- Tạo điều kiện để người làm công tác pháp chế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ, ngành, Sở Tư pháp tổ chức.

2. Các hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn

2.1. Về công tác xây dựng pháp luật

- Chủ trì lập Danh mục đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

- Phối hợp với Sở Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo quy định tại khoản 3, Điều 28, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

- Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng từng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

- Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương gửi lấy ý kiến.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2018.

2.2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Triển khai thực hiện Kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 và định kỳ 2013 - 2018 liên quan đến nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

- Phối hợp với Sở Tư pháp tự kiểm tra văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

- Chủ trì rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý kết quả rà soát theo quy định.

- Định kỳ báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát văn bản và đề xuất phương án xử lý những văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2018 và theo yêu cầu tng Kế hoạch.

[...]