Kế hoạch 1332/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1332/KH-UBND
Ngày ban hành 04/11/2015
Ngày có hiệu lực 04/11/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1332/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020;

Căn cứ Hướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDL ngày 14/07/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020;

UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 bao gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình.

2. Các mục tiêu cụ thể.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 80% và đến năm 2020 đạt trên 90% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đu đến năm 2015 đạt trên 45% và đến năm 2020 đạt trên 85% scán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 55% và đến năm 2020 đạt trên 85% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phn đấu đến năm 2015 đạt trên 25% và đến năm 2020 đạt 90% cơ quan cấp tỉnh có liên quan đến hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình có báo cáo viên cấp tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 65% và đến năm 2020 đạt trên 90% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 85% và đến năm 2020 đạt trên 90% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 55% (miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 35%) và đến năm 2020 đạt trên 85% (miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 65%) số xã, phường, thị trn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 35% và đến năm 2020 đạt trên 50% cấp xã có đường dây nóng, thiết lập mạng lưới, địa chỉ tin cậy, các cơ sở y tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

II. CÁC GIẢI PHÁP

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm ở địa phương.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, kiện toàn và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nghiên cứu việc hình thành mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Đánh giá các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu chuyển các mô hình hoạt động có hiệu quả thành nhiệm vụ thường xuyên. Biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện sơ kết tình hình thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình vào năm 2015 và tổng kết vào năm 2020.

2.Tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình

Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. Hằng năm, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp tại gia đình, cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình. Nghiên cứu, xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, kịch bản sân khấu về phòng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng nội dung truyền thông, giáo dục, vận động về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Ưu tiên đối tượng tuyên truyền là nam giới và những gia đình thuộc nhóm có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

3. Phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

[...]