Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2016
Ngày có hiệu lực 11/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Thực hiện Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC TIÊU.

Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Kế hoạch) xác định các nhiệm vụ, dự án, làm cơ sở cho các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã trên lưu vực sông triển khai nhằm thực hiện Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thbảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 và đạt được các chỉ tiêu của Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án).

II. PHÂN VÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY.

1. Phân vùng bảo vệ môi trường:

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được phân thành hai vùng chính là vùng đồi núi và đồng bằng.

Từ hai vùng này được chia ra thành 07 tiu vùng gồm: Núi đất thấp, vườn quốc gia Ba Vì, núi đá vôi liền khối, gò đồi, đồng bằng tích tụ, đô thị và công nghiệp Sơn Tây, đô thị và công nghiệp Hà Nội.

2. Định hướng, phát triển không gian chung và riêng lẻ cho các tiểu vùng

- Tiểu vùng núi thấp: Hòa Lạc thành phố Hà Nội, định hướng: khoanh nuôi, bảo vệ vốn rừng hiện có, cấm khai thác gỗ để rừng tự phục hồi trong thời gian tới.

- Tiểu vùng núi đá vôi: huyện Mỹ Đức; định hướng: Quản lý chặt chẽ việc các doanh nghiệp khai thác đá vôi xâm lấn sang các khu vực không được phép khai thác, đặc biệt là những nơi có hang động, có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, bảo tồn, du lịch.

- Tiểu vùng gò đồi: huyện Ba Vì; định hướng: Duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, đặc biệt quan tâm vốn rừng tự nhiên còn lại; phủ xanh bề mặt đất đồi bằng các loại thảm thực vật thích hp, tùy theo địa hình và nguồn nước.

Tiểu vùng đồng bằng tích tụ, gồm: Khu vực các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, ng Hòa, Phú Xuyên; định hướng: Tập trung xử lý nước thải từ các đô thị; thu gom, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất.

- Tiểu vùng Vườn quốc gia Ba Vì (gồm toàn bộ diện tích Vườn quốc gia Ba Vì); định hướng: Bảo vệ vốn rừng và cảnh quan để bảo vệ đa dạng sinh học với các loài động thực vật quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái.

- Tiểu vùng đô thị và công nghiệp trung tâm Hà Nội (gồm khu vực nội thành Hà Nội, các đô thị vệ tinh và các cơ sở sản xuất thuộc khu vực nội thành Hà Nội ở phía Nam sông Hồng); định hướng khu vực trung tâm Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái, môi trường xanh, sạch, đẹp; toàn bộ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải vào sông Nhuệ; tại các khu đô thị vệ tinh, hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị phải được quy hoạch, thiết kế từ đầu, tách riêng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn và đảm bảo 100% nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Tiểu vùng đô thị Sơn Tây - Miếu Môn (gồm thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc và Miếu Môn); định hướng: Tiểu vùng đất xấu, bạc màu, năng suất cây trồng thấp, nền địa chất công trình tốt, xây dựng đô thị và phát triển khu công nghiệp.

III. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

1. Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường:

- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hạn chế, hướng tới loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; dần hạn chế, tiến tới không cấp phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu vực tập trung dân cư, khu vực nhạy cảm, vùng ưu tiên cần bảo vệ; chú trọng phát triển các ngành nghề thân thiện môi trường; quán triệt việc phát triển mô hình, loại hình kinh tế phải được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của các dự án trước khi đi vào hoạt động chính thức; đình chỉ, dừng hoạt động đối với các cơ sở không xây dựng công trình bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận; không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng.

- Ban hành chính sách ưu đãi các mô hình thân thiện với môi trường: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi, chợ.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.

- Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải, thực hiện thu gom, phân loại rác thải tại nguồn nhằm hạn chế tác động đến môi trường lưu vực sông.

2. Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm:

- Hàng năm, điều tra bổ sung, cập nhật và quản lý các nguồn thải vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

[...]