Kế hoạch 133/KH-UBND về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2023
Ngày có hiệu lực 29/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, NGHĨA VỤ CÔNG AN, THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN NĂM 2023

Thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 (sau đây được viết tắt là Kế hoạch) gồm các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo điều kiện cho thanh niên sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trở về địa phương được tham gia các lớp đào tạo nghề để có được việc làm ổn định, tạo thu nhập cho bản thân.

- Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của địa phương, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Ngành nghề đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.

II. CHỈ TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Chỉ tiêu

Năm 2023: hỗ trợ đào tạo cho khoảng từ 1.000 đến 1.100 thanh niên có thẻ học nghề; gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đảm bảo trên 90% thanh niên sau khi đào tạo nghề có việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.

2. Đối tượng

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm khi có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ và chưa được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ.

III. NỘI DUNG

1. Ngành nghề, chính sách hỗ trợ, chương trình đào tạo và giải quyết việc làm

a) Thanh niên được hỗ trợ học các nghề theo Danh mục nghề đào tạo được ban hành kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 hoặc các ngành, nghề khác tùy theo nhu cầu của người học.

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chủ động xây dựng dự toán kinh phí đào tạo cho ngành nghề theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (sau đây được viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC); Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.

Về hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho học viên, thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c, khoản 2, Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

c) Trình độ đào tạo: Sơ cấp.

d) Thời gian và chương trình đào tạo: Thực hiện theo Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 34/2018//TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.

đ) Tạo điều kiện để thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ được tiếp cận các chính sách về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của Trung ương và địa phương ban hành; tổ chức các hoạt động tư vấn học nghề, việc làm, đào tạo nghề nghiệp; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ cho vay vốn để giải quyết việc làm, ưu tiên hỗ trợ đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh sớm ổn định cuộc sống tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Đơn vị và hình thức đào tạo

a) Đơn vị đào tạo: Là cơ sở GDNN và cơ sở có tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực, điều kiện theo quy định. Các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng dẫn tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH và các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; kết thúc khóa học, các học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định.

b) Hình thức đào tạo: Chính quy.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

[...]