Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2016 thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu | 132/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/11/2016 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Phạm Ngọc Thưởng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 23 tháng 11 năm 2016 |
Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bẩy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế; Kết luận số 49-KL/TU ngày 22/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tại kỳ họp thứ mười ngày 22 tháng 8 năm 2016,
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC
1. Mục đích
1.1. Rà soát, sắp xếp lại các tổ chức bộ máy của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối, giảm tổ chức trung gian; giao chức năng, nhiệm vụ cho từng tổ chức, đơn vị rõ ràng, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Rà soát, tinh giản biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, khối phố phù hợp với thực tiễn, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí ngân sách nhà nước.
1.2. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý.
2. Yêu cầu
2.1. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phải đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy và sự giám sát của các tổ chức, đoàn thể, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; đảm bảo tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
2.2. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy với hình thức sáp nhập các tổ chức, đơn vị phải bảo đảm có sự tương đồng về chức năng nhiệm vụ, về khối lượng công việc giữa các tổ chức, đơn vị. Phương án sắp xếp lại tổ chức bộ máy phải có phương án nhân sự kèm theo. Việc sáp nhập các tổ chức, đơn vị không chỉ vì mục tiêu giảm số lượng, phải bảo đảm chất lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, đơn vị.
2.3. Quán triệt, triển khai, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhưng không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị được giao.
2.4. Tinh giản biên chế phải tiến hành đồng thời với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, với sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý về chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp, độ tuổi và giới tính; đồng thời gắn với việc xây dựng Đề án vị trí việc làm (điều chỉnh vị trí việc làm). Phấn đấu tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế được giao năm 2015 của các cơ quan, đơn vị theo quy định. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, tinh giản biên chế phải đảm bảo gắn với đánh giá xếp loại và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đúng các quy định.
2.5. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế trong cơ quan mình quản lý theo thẩm quyền.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách, kế hoạch của cơ quan Trung ương, của tỉnh về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
2. Hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và xây dựng Đề án.
3. Các cơ quan, đơn vị xây dựng Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, trình Ban chỉ đạo tỉnh.
Các sở, ban, ngành thực hiện 01 Đề án: Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các sở, ban, ngành.
UBND các huyện, thành phố thực hiện 02 Đề án: Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của UBND cấp huyện và Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, khối phố.
(Có Đề án khung hướng dẫn gửi kèm theo).
5. Tổ chức thẩm định Đề án của các cơ quan, đơn vị.
6. Tổng hợp kết quả thẩm định và tổng hợp các Đề xuất của các cơ quan, đơn vị về việc sáp nhập các tổ chức, đơn vị giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh cho ý kiến chỉ đạo thực hiện và giao cho các cơ quan chủ trì thực hiện xây dựng từng Đề án sáp nhập các tổ chức, đơn vị giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
7. Xây dựng Đề án chung của tỉnh.
8. Báo cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án chung của tỉnh và các Đề án của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
9. Sơ kết, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án.
(Có Biểu tổng hợp các nội dung thực hiện,
giao cơ quan thực hiện và thời gian thực hiện kèm theo)