Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 132/KH-UBND
Ngày ban hành 23/11/2020
Ngày có hiệu lực 23/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Thân Đức Hưởng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/KH-UBND

Cà Mau, ngày 23 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Công văn số 3239/LĐTBXH-BTXH ngày 19/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với những nội dung sau:

I. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Tỉnh Cà Mau1 theo số liệu thống kê đến tháng 6 năm 2020 toàn tỉnh có trên 35.000 người khuyết tật, trong đó đối tượng khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang hưởng chính sách xã hội 24.517 người.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ, ngành, Trung ương, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, sự đồng thuận, hỗ trợ của nhân dân, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo đảm an sinh xã hội nói chung, công tác chăm lo cho người khuyết tật nói riêng trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, tất cả người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

II. MỤC TIÊU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư quan tâm trợ giúp người khuyết tật, xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

- Hàng năm khoảng 80% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, 40% trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

- 60% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

- 1.500 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 90% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

- 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

- 100% công trình xây mới là bến xe, bến tàu và 50% công trình cũ là bến xe, bến tàu bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

- 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định; riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 60%.

- Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng ¼ của tỉnh Cà Mau so với chung cả nước.

- Cấp tỉnh có 01 câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 3% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 5% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; 100% thư viện công cộng cấp tỉnh, huyện tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng.

- 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

- 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 50% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 20% người khuyết tật được tập huấn, tuyên truyền các kỹ năng sống.

- 80% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau.

- 9/9 huyện, thành phố Cà Mau, 100% số xã/phường/thị trấn có tổ chức của người khuyết tật.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Hàng năm 90% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh; 60% trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

- 70% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

- 2.400 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

- 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

[...]