Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”

Số hiệu 664/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Trần Anh Thư
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 664/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH “THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN, ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 61/TTr-SNNPTNT ngày 15 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên kế hoạch: “Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”.

2. Đơn vị chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang.

4. Địa điểm triển khai: Tại 11 huyện, thị xã và thành phố.

5. Mục tiêu kế hoạch:

5.1. Mục tiêu chung:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đạt mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi tỉnh An Giang đạt tầm tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào năm 2030.

- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tập trung công nghiệp, chế biến, chế biến sâu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

5.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Số lượng gia súc gia cầm:

- Giai đoạn 2021 - 2025: trâu 2.000 con, bò 90.000 - 95.000 con (trong đó bò sữa khoảng 10.000 con), heo 130.000 - 134.000 con, gà 1.500.000 - 1.600.000 con, vịt 3.600.000 - 3.700.000 con

- Giai đoạn 2026 - 2030: trâu 2.000 con, bò 100.000 - 105.000 con, heo 180.000 - 182.000 con, gà 1.600.000 con, vịt 4.000.000 con

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 3% đến 4%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 2% đến 3%/năm.

b) Sản lượng thịt hơi các loại: đến năm 2025 đạt từ 36.000 đến 36.500 tấn, trong đó: tỷ lệ thịt heo chiếm từ 50% đến 51%, thịt gia cầm từ 25 đến 26%, thịt gia súc ăn cỏ từ 22% đến 23%; đến năm 2030 đạt từ 45.000 đến 45.500 tấn, trong đó: thịt heo từ 54% đến 55%, thịt gia cầm từ 23% đến 24%, thịt gia súc ăn cỏ từ 20% đến 21%.

c) Sản lượng trứng: đến năm 2025 đạt từ 415-420 triệu quả trứng; đến năm 2030 đạt khoảng 445-450 triệu quả trứng.

d) Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm: đến năm 2025 đạt từ 18 đến 20 kg thịt hơi các loại, từ 210 đến 215 quả trứng; đến năm 2030 đạt từ 22 đến 24 kg thịt hơi các loại, từ 220 đến 225 quả trứng.

đ) Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tại các cơ sở tập trung đạt tương ứng khoảng 80% và 50% vào năm 2025, khoảng 95% và 70% vào năm 2030.

e) Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 5 cơ sở, đến năm 2030 ít nhất 10 cơ sở.

6.1. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030

[...]