Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 11-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 131/KH-UBND
Ngày ban hành 18/05/2017
Ngày có hiệu lực 18/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 18 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 11-CTR/TU NGÀY 21/2/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW NGÀY 18/11/2016 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NỢ CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG

Thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 21/02/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

- Cụ thể hóa Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 21/02/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, quán triệt và nhanh chóng đưa Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra thành chương trình hành động để tổ chức thực hiện. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan chịu trách nhiệm triển khai và đề ra lộ trình thực hiện. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành thống nhất nhận thức và xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Tăng cường quản lý và từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ; quản lý nợ công theo hướng bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ công. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

II. YÊU CẦU

- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. Đảm bảo nguồn thu bền vững, thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước.

- Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Điều chỉnh quan hệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên để tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước.

- Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. CƠ CẤU LẠI THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Cục Thuế tỉnh phối hợp với các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức, triển khai thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN). Triển khai các biện pháp quản lý, khai thác và bồi dưỡng nguồn thu; phân loại nợ đọng thuế để đôn đốc, thu nộp thuế kịp thời, thu đúng, thu đủ, chống thất thu ngân sách nhà nước, tổ chức thu hết số nợ thuế, đồng thời hạn chế nợ mới phát sinh tăng thêm, hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân và người nộp thuế thông suốt chính sách thuế để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp hoạt động tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật việc miễn, giảm, giãn thuế cho các đối tượng.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến cơ cấu lại ngân sách nhà nước; tham mưu các biện pháp đôn đốc, thu hồi các khoản chi ngân sách không đúng quy định mà cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra kiến nghị.

Hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai có hiệu quả các quy định mới về quản lý ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật phí và lệ phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Kiểm soát chặt chẽ dự toán chi NSNN, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền theo tinh thần triệt để tiết kiệm.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại đầu tư công; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện rà soát, đôn đốc, kiến nghị các giải pháp tiếp tục tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ngành, địa phương theo hướng tinh gọn.

5. Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở, ngành, địa phương tăng cường đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả; đẩy nhanh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; tăng cường công tác giao tài sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp theo đúng quy định; thực hiện giảm mức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở mức điều chỉnh giá dịch vụ công, sử dụng phần lớn số giảm chi để tăng chi hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tham gia dịch vụ công, tạo nguồn cải cách tiền lương và hỗ trợ mua sắm, sửa chữa để phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

II. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG, ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP; CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN (TRỪ BỆNH VIỆN, TRƯỜNG HỌC)

1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan và địa phương:

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Các sở, ngành, cơ quan và địa phương:

- Tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động sự nghiệp công; triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo hướng đổi mới cơ chế hoạt động gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công.

- Tổ chức thực hiện việc xác định giá trị và giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo quy định nhằm tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công hiện có gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội cùng đầu tư, phát triển, giảm bao cấp của Nhà nước.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và giám định tư pháp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, cơ quan có liên quan:

Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản: Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016­ - 2020; Công văn số 10146/VPCP-ĐMDN ngày 03/12/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Tiền Giang; Công văn số 10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/12/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC; Công văn số 4422/VPCP-ĐMDN ngày 07/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại tỉnh Tiền Giang.

[...]