Kế hoạch 1307/KH-UBND về phát triển hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại các đô thị và tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2021 và giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 1307/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Nguyễn Trung Thảo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1307/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC, NÂNG CAO TỶ LỆ DÂN CƯ ĐƯỢC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ DÂN CƯ ĐƯỢC SỬ DỤNG NƯỚC HỢP VỆ SINH TẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

I. CĂN CỨ VÀ THỰC TRẠNG

1. Căn cứ pháp lý

Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục;

Nghị quyết số 51/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021;

Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

2. Thực trạng cấp nước sạch đô thị và nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay

2.1. Thực trạng cấp nước sạch tại các đô thị

Hệ thống đô thị tại tỉnh Cao Bằng hiện nay gồm có 15 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại III (Thành phố Cao Bằng, thành phố trực thuộc tỉnh); 14 đô thị loại V (Thị trấn Bảo Lạc, Thị trấn Pác Miầu, thị trấn Thanh Nhật, thị trấn Xuân Hòa, thị trấn Thông Nông, Thị trấn Nước Hai, thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc, thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng, thị trấn Quảng Uyên, thị trấn Đông Khê, thị trấn Trà Lĩnh và thị trấn Trùng Khánh). Thực trạng về các tổ chức quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và công suất các nhà máy cấp nước tại 15 đô thị cụ thể như sau:

a) Hiện trạng về các tổ chức quản lý, khai thác và các nhà máy cấp nước sạch đô thị:

Hiện nay có 6 tổ chức quản lý, khai thác, vận hành 16 nhà máy cung cấp nước sạch tại các đô thị trên địa tỉnh Cao Bằng, cụ thể như bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Hiện trạng các tổ chức và các nhà máy cấp nước sạch tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

STT

Địa phương

Đơn vị cấp nước

Công trình cấp nước

1

Thành phố Cao Bằng

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

- Nhà máy nước Tân An: Công suất 10.000 m3/ngđ

- Nhà máy nước Sông Bằng: Công suất 5.000 m3/ngđ

2

Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

- Trạm Dã Hương: Công suất 600 m3/ngđ

- Trạm Thị trấn Nước Hai: Công suất 600 m3/ngđ

3

Thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 840 m3/ngđ

4

Thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa

HTX Dịch vụ thương mại và xây dựng - nông lâm nghiệp Hòa Thuận

Nhà máy nước công suất 400 m3/ngđ

5

Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa

Trung tâm quản lý và khai thác dịch vụ hạ tầng khu kinh tế tỉnh

Nhà máy nước công suất 3.000 m3/ngđ

6

Thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 1.160 m3/ngđ

7

Thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh

HTX Dịch vụ và môi trường Trà Lĩnh

Nhà máy nước công suất 100 m3/ngđ

8

Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 324 m3/ngđ

9

Thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 450 m3/ngđ

10

Thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 780 m3/ngđ

11

Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng

HTX Vệ sinh môi trường nước sạch Hà Quảng

Nhà máy nước công suất 360 m3/ngđ

12

Thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình

Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Nhà máy nước công suất 1.200 m3/ngđ

13

Thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc

Công ty TNHH Cấp thoát nước Bảo Lạc

Nhà máy nước công suất 1.500 m3/ngđ

14

Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình

Chưa có

Chưa có

15

Thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm

Đang triển khai dự án cấp nước sạch

Nhà máy nước công suất 1.700 m3/ngđ

b) Đánh giá thực trạng cấp nước sạch đô thị

Toàn tỉnh đến thời điểm hiện nay còn 02 đô thị chưa có hệ thống cấp nước sạch đô thị (mà đang sử dụng nước hợp vệ sinh), tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tại hai đô thị này là 0%, đó là: thị trấn Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình) và thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm).

Đặc thù đô thị tỉnh Cao Bằng là miền núi, địa bàn rộng và dân cư phân bố không đồng đều, một số hộ dân sống ở khu vực vùng ven, phân tán lẻ tại đồi núi cao, việc lắp đặt đường ống cấp nước còn khó khăn do chi phí đầu tư lớn, vì vậy hệ thống đường ống cấp nước sạch chưa bao phủ hết 100% khu vực đô thị, mặc dù công suất nhà máy đáp ứng đủ nhu cầu.

Cuối năm 2020, tỉnh Cao Bằng thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó có mở rộng thị trấn Nước Hai (huyện Hòa An) sáp nhập xã Bế Triều và một phần xã Bình Long vào thị trấn Nước Hai nên tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch tại thị trấn Nước Hai giảm từ 98% xuống 62,64%.

Chi phí thường xuyên thực hiện mẫu kiểm tra chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn lớn nên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các đơn vị cấp nước, quỹ phát triển đầu tư của các công ty cấp nước chưa nhiều, khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới cấp nước và nâng cao chất lượng.

Giá nước sạch đô thị cao hơn chi phí sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn nước khác, bên cạnh đó một bộ phận người dân chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe bản thân nên chưa đấu nối sử dụng nước sạch tại khu vực mình sinh sống.

Việc kêu gọi nguồn lực đầu tư hệ thống cấp nước đối với các đô thị nhỏ, dân số thấp (loại V) tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu thực hiện phát triển kinh tế xã hội địa phương về tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch.

Từ thực tế nêu trên và qua số liệu cung cấp, thống kê của UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh và các tổ chức cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch tính đến thời điểm tháng 4/2021 là 84,23%, cụ thể chi tiết như bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Đánh giá thực trạng dân cư đô thị sử dụng nước sạch năm 2020

STT

Địa phương

Năm 2020

Đánh giá thực trạng

Huyện

Đô thị

Dân số đô thị (người)

Dân số đô thị được sử dụng nước sạch (người)

Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch (%)

1

TP.Cao Bằng

Nội thành

61.468

60.730

98,8

- Công suất của hai nhà máy hiện tại đã quá tải, cần nâng công suất.

- Một số hộ dân sống xa trung tâm thành phố, chi phí đấu nối với hệ thống cấp nước sạch cao nên chưa được sử dụng nước sạch.

2

Hòa An

Nước Hai

12.643

7.920

62,64

- Năm 2020, tỉnh Cao Bằng sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: khu vực thị trấn Nước Hai mở rộng thêm 3 xã (Bế Triều, Hồng Việt, Bình Long) đã làm giảm tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch từ 98% xuống còn 62%.

3

Thạch An

Đông Khê

4.355

4.200

96

- Một số hộ dân chưa đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch đã có mà sử dụng nước giếng khoan, nước mưa.

- Một số hộ dân sống ở khu vực đồi núi cao, chưa được lắp đặt đường ống cấp nước sạch.

4

Hạ Lang

Thanh Nhật

3.649

3.284

90

Hệ thống đường ống cấp nước hiện tại mới đáp ứng được 90% dân cư khu vực thị trấn

5

Nguyên Bình

Nguyên Bình

2.887

1.472

51

- Trên địa bàn thị trấn người dân hiện đang sử dụng nước từ nhiều nguồn ngoài hệ thống cấp nước sạch đô thị như: nước giếng khoan, nước tự chảy vào các bể tập trung tại các thôn xóm.

- Giá nước sạch cao hơn chi phí sử dụng các loại nước khác nên người dân chưa đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch của thị trấn

Tĩnh Túc

2.238

0

0

Chưa có dự án cấp nước nào được đầu tư.

6

Trùng Khánh

Trùng Khánh

6.830

6.501

95

Do mở rộng quy hoạch khu trung tâm thị trấn, ở một số xóm áp lực nguồn nước chưa đạt điều kiện dẫn tới các hộ dân nên một số hộ dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan

Trà Lĩnh

5.439

1.919

35,3

Công suất của nhà máy nước hiện tại không đủ cung cấp cho dân cư khu vực thị trấn

7

Hà Quảng

Xuân Hòa

4.514

1.816

40,23

Công suất của nhà máy nước hiện tại không đủ cung cấp cho dân cư khu vực thị trấn, đang triển khai dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hòa, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Thông Nông

3.260

2.999

92

Một số đường ống cấp nước sạch đã cũ gây thất thoát nước, cần cải tạo để mở rộng mạng lưới.

8

Bảo Lạc

Bảo Lạc

4.968

4.968

100

- Một số hộ dân chưa đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch đã có.

- Giá nước sạch cao hơn chi phí sử dụng các loại nước khác nên người dân chưa đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch của thị trấn

9

Bảo Lâm

Pác Miầu

2.776

0

0

Dự án cấp nước sạch thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm chưa hoàn thành

10

Quảng Hòa

Quảng Uyên

5.911

5.615

95

Một số tuyến ống cấp nước đã xuống cấp, cần cải tạo để mở rộng mạng lưới

Hòa Thuận

3.688

2.581

70

Hệ thống cấp nước sạch hiện tại chưa bao phủ hết khu vực thị trấn, một số tuyến ống đã xuống cấp

Tà Lùng

6.136

6.136

100

Hệ thống cấp nước hiện tại đáp ứng toàn bộ dân cư thị trấn

 

Tỷ lệ toàn tỉnh

130.762

110.141

84,23%

 

Ghi chú: - Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị

- Công thức tính:

[...]