Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2025”

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 05/06/2021
Ngày có hiệu lực 05/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 05 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

- Giai đoạn 2019 - 2020, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự ủng hộ của người dân, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm bước đầu đã khai thác được lợi thế, tiềm năng các sản phẩm nông nghiệp địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hết năm 2020, tỉnh có 30 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP (trong đó có: 09 sản phẩm đạt 04 sao và 21 sản phẩm đạt 03 sao) đạt 230% mục tiêu Đề án giai đoạn 2019 - 2020 đề ra; có 27 chủ thể được công nhận sản phẩm đạt sao OCOP gồm: 03 doanh nghiệp,13 Hợp tác xã, 03 Tổ hợp tác và 08 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đã xây dựng được 07 mô hình chỉ đạo điểm là các sản phẩm đặc trưng, chủ lực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương hỗ trợ về tập huấn nâng cao năng lực, quản lý nhãn hiệu, hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng hệ thống nhận diện các điểm quảng bá, xây dựng chuỗi liên kết; đầu tư trang thiết bị, xây dựng, hỗ trợ cấp chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm. Tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu trong và ngoài nước. Một số chủ thể tham gia hiệu quả công tác xúc tiến thương mại như: Hợp tác xã nông sản sạch Tràng Định, Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng...

- Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Mặt khác, tạo được chuyển biến, từng bước thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, có sự tham gia của Hợp tác xã, doanh nghiệp để từng bước hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình còn một số hạn chế yếu kém là: công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở về chương trình còn chưa đầy đủ, lúng túng trong triển khai, lập kế hoạch thực hiện, lựa chọn các chủ thể tham gia sản xuất; hệ thống các văn bản hướng dẫn, quản lý, giám sát và phát triển các sản phẩm đã được đánh giá phân hạng, công nhận còn thiếu gây khó khăn cho các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực; việc tiếp cận Chương trình của chủ thể sản xuất kinh doanh còn chậm, chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của chương trình nên công tác tổ chức phối hợp thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lập kế hoạch sản xuất, lập phương án kinh doanh; một số sản phẩm OCOP sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; chất lượng sản phẩm còn ở tầm địa phương, tính cạnh tranh yếu, sản lượng tiêu thụ ít, nhỏ lẻ...

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các nội dung Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

2. Cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, ban ngành các cấp từ tỉnh đến huyện, xã phải xác định việc triển khai thực hiện Đề án OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp căn bản để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

3. Căn cứ nội dung Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 và Kế hoạch này, các Sơ, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch của đơn vị, địa phương minh hoặc lồng ghép vào kế hoạch, chương trình công tác để triển khai thực hiện kịp thời, mang lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện tốt chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục tiêu chung

- Phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế; lấy ý tưởng sáng tạo của người dân, HTX, doanh nghiệp làm chìa khóa tạo ra các sản phẩm có giá trị cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho 30 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP (09 sản phẩm đạt 04 sao và 21 sản phẩm đạt 03 sao); phấn đấu có thêm từ 50 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, có từ 01 sản phẩm đạt 05 sao cấp Quốc gia;

- Rà soát, đánh giá phân hạng 03 mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng gồm: Quỳnh Sơn, Vũ Lăng huyện Bắc Sơn; Hữu Liên huyện Hữu Lũng;

- Lựa chọn, triển khai xây dựng 05 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố có điều kiện;

- Phát triển mới và củng cố 60-70 tổ chức kinh tế tham gia OCOP;

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và các chủ doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP.

3. Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu

3.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình

- Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình; đưa nhiệm vụ thực hiện Chương OCOP vào nghị quyết hành động của cấp ủy, Kế hoạch, Chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của Chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên;

- Đẩy mạnh đổi mới, đa dạng phương thức tuyên truyền, quan tâm tuyên truyền thông tin về nội dung Chương trình OCOP, chu trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, những thành tựu và kết quả thực hiện Chương trình; những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng chuyên mục truyền thông OCOP, duy trì, cập nhật thường xuyên liên tục nội dung OCOP trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Đài Phát hành và truyền hình, Báo, các Website, mạng xã hội,…). Xây dựng, phát hành bản tin OCOP ở dạng sách mỏng, ấn phẩm,…

3.2. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tập huấn

[...]