Kế hoạch 118/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm” năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 118/KH-UBND
Ngày ban hành 13/08/2020
Ngày có hiệu lực 13/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đứng chu trình hằng năm và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tn những giá trtruyền thng tt đẹp của nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

Xác định, phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

a) Năm 2020

Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 4 - 5 sản phẩm trở lên và đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 1 - 2 sản phẩm trở lên, trong đó tập trung phát triển và công nhận ở 6 huyện, thành phố gồm: Châu Thành, Gò Quao, Ging Riềng, Phú Quốc và thành phố Hà Tiên, Rạch Giá.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP: 50%.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia OCOP: 30%.

Xây dựng hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP.

Tuyên truyền đến 100% xã, phưng, thị trấn trên địa bàn tỉnh về Chương trình OCOP.

Nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý Hợp tác xã (HTX), chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh về phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường,...

Triển khai Chương trình OCOP và nâng cấp các sản phẩm OCOP có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và phát triển ít nhất 120 sản phẩm mới và hiện có (bình quân 08 sản phẩm/huyện, thành phố/năm) đạt 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 5 sao cấp tỉnh.

Xác định 10 - 20 sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế để tham gia các chuỗi giá trị tại các địa phương từ nguồn vn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát triển và thương mại hóa các sản phẩm truyền thng.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tnh, cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP và 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.

Duy trì chu trình OCOP thường niên liên tục tại cấp tỉnh, cấp huyện và hàng năm mỗi huyn, thành phố có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chu trình OCOP.

Củng cố và phát triển mới tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP: Trên 50 tổ chức.

[...]