Kế hoạch 1278/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình năm 2022

Số hiệu 1278/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2022
Ngày có hiệu lực 15/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1278/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2022

Theo kết quả công bố của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 27/4/2022, chỉ số PCI tỉnh Quảng Bình xếp thứ 57/63 giảm 05 bậc so với năm 2020.

So với năm 2020, trong 10 chỉ số thành phần có 04 chsố tăng hạng (1) tính minh bạch: (+) 27 bậc; (2) chi phí không chính thức: (+) 5 bậc; (3) tính năng động và tiên phong của chính quyền: (+) 25 bậc; (4) thiết chế pháp lý và an ninh trật tự: (+) 02 bậc. 06 chỉ số thành phần giảm hạng: (1) chi phí gia nhập thị trường: (-) 16 bậc; (2) Chi phí tiếp cận đất đai: (-) 13 bậc; (3) Chi phí thời gian: (-) 04 bậc; (4) Cạnh tranh bình đẳng: giữ nguyên thứ hạng; (5) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: (-) 38 bậc; (6) Chi phí đào tạo lao động: (-) 19 bậc.

PCI là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam; là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu khi dự định đầu tư vào một tnh; là thông tin quan trọng để lãnh đạo tỉnh cũng như các nhà hoạch định chính sách có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp để tiến hành những cải cách quản lý, điều hành nền kinh tế một cách tốt hơn.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo chuyển biển tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch nâng cao chỉ số PCI năm 2022, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Toàn hệ thống chính trị cùng phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để tạo sự thay đổi tích cực, rõ nét hơn về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh; xác định đồng hành cùng doanh nghiệp theo hướng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Từng bước cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Quảng Bình trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu:

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực, trong công tác chỉ đạo, điều hành, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đầy đủ kế hoạch này; xác định rõ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của tỉnh trong năm 2022 và cả những năm tiếp theo.

- Các sở, ban, ngành, địa phương được phân công chủ trì các chỉ số thành phần hoặc làm đầu mối chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để cải thiện các chỉ số thành phần thuộc bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được giao phụ trách.

- Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu thuộc chsố thành phần thuộc lĩnh vực phụ trách.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2.1. Mục tiêu: Phấn đấu cải thiện thứ hạng PCI cấp tỉnh từ 45-50 trong đó các chỉ sthành phần: (i) các chỉ số tốt: giữ nguyên thứ hạng; (ii) các chỉ số thành phần xếp loại trung bình: Tăng 05 bậc; (iii) các chỉ số xếp hạng thấp: Tăng 10 bậc so với năm 2021.

2.2. Giải pháp tổng thể:

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Thường xuyên quán triệt tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh về công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI liên quan đến đơn vị mình.

- Tăng cường, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt, tinh gọn, đơn giản hoá quy trình, thủ tục trong quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội; quy trình, thủ tục trong nội bộ các cơ quan, đơn vị và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm sự quản lý thống nhất, phối hợp liên thông, gắn kết giữa các cơ quan hành chính.

- Năng động bám sát, nắm chắc cơ sở và hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh trên địa bàn để nắm bắt thông tin, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; kiến nghị, đề xuất đúng cơ quan, đúng cấp có thẩm quyền.

- Có giải pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ một cửa, cán bộ các phòng, ban; khắc phục tình trạng trả, ngừng xử lý hồ sơ mà không có lý do. Có biện pháp xử lý thích đáng đối với cán bộ vi phạm.

- Có các giải pháp tổng thể, mạnh mẽ tập trung vào các mục tiêu: (i) cải thiện chỉ stỉnh đang làm tốt; (ii) khắc phục các chsố còn hạn chế, dưới điểm trung vị của cả nước, đặc biệt chú ý tới các chsố có trọng số lớn trong điểm tổng hợp PCI.

- Thành lập kênh thông tin để tiếp nhận, giải đáp hoặc chuyển đơn kiến nghị của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền tại cơ quan thường trực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. UBND tỉnh giao đơn vị theo dõi các chỉ số thành phần như biểu dưới đây:

TT

Chỉ số thành phần

Chỉ tiêu thứ hạng năm 2022

Cơ quan, đơn vị theo dõi

1

Gia nhập thị trường

39

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Tiếp cận đất đai

51

Sở Tài nguyên và Môi trường

3

Tính minh bạch

8

Sở Tư pháp

4

Chi phí thời gian

47

Văn phòng UBND tỉnh

5

Chi phí không chính thức

48

Thanh tra tỉnh

6

Cạnh tranh bình đẳng

53

Sở Kế hoạch và Đầu tư

7

Tính năng động và tiên phong của chính quyền

31

Văn phòng UBND tỉnh

8

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

36

Sở Công thương

9

Đào tạo lao động

30

Sở Lao động, thương binh và xã hội

10

Thiết chế pháp lý và ANTT

51

Sở Tư pháp

(Chi tiết 10 chỉ sthành phần và 142 ch tiêu có phụ lục kèm theo)

3.2. Các đơn vị được phân công làm đầu mối phụ trách các chỉ số thành phần có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đến các chỉ tiêu thuộc thành phần do mình phụ trách để xây dựng kế hoạch cụ thể cải thiện thử hạng các chỉ số thành phần, hoàn thành và gửi về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/7/2022.

[...]