Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1256/KH-UBND năm 2012 hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1256/KH-UBND
Ngày ban hành 06/08/2012
Ngày có hiệu lực 06/08/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1256/KH-UBND

Hà Nam, ngày 06 tháng 8 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC CƠ BẢN HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. Thực trạng tình hình bị ảnh hưởng Chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại tỉnh Hà Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ tổ quốc; toàn tỉnh có hàng trăm ngàn người tham gia hoạt động kháng chiến. Tuy tỉnh Hà Nam không nằm trong vùng bị Mỹ giải CĐHH nhưng có gần 20.000 người tham gia chiến đấu phục vụ chiến đấu tại các vùng có CĐHH. Theo số liệu điều tra năm 1999, 2001 và điều tra bổ sung năm 2006 vừa qua thì toàn tỉnh có gần 17.000 người đã trực tiếp tham gia hoạt động ở những vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 đang bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng của CĐHH. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 người được hưởng trợ cấp ưu đãi của nhà nước trong đó khoảng 3.000 người trực tiếp và 2.000 người gián tiếp (thế hệ thứ 2 là con). Trong số những người bị nhiễm có trên 500 người ở mức I (mức người bị mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động); gần 2000 người ở mức II (mức người bị nhiễm CĐHH suy giảm khả năng lao động). Trong số các cháu bị nhiễm CĐHH đang hưởng trợ cấp mức 1 (bị dị dạng dị tật không có khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt) là 800 cháu. Số còn lại trên 900 cháu đang hưởng trợ cấp mức 2 (bị dị dạng dị tật không có khả năng lao động nhưng còn tự lực được trong sinh hoạt). Hiện nay các cấp chính quyền ở địa phương và các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục xác minh để kết luận mức độ ảnh hưởng của CĐHH đối với các nạn nhân, để giải quyết chính sách.

II. Những nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch hành động để khắc phục cơ bản hậu quả Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại tỉnh Hà Nam.

1. Căn cứ pháp lý.

Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

2. Nguyên tắc chỉ đạo.

- Khắc phục hậu quả chất độc hóa học là trách nhiệm của toàn xã hội, cần có sự tham gia của nhiều cấp, ngành và các tổ chức chính trị xã hội.

- Khắc phục hậu quả Chất độc hóa học phải có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong các giai đoạn trước, tránh trùng lặp và có hiệu quả thiết thực.

- Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cần được lồng ghép với những Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học phải được tiến hành một cách hệ thống, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở

3. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát.

Giải quyết cơ bản hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với con người trên địa bàn toàn tỉnh.

b. Mục tiêu cụ thể.

- 100% số người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm CĐHH được hưởng chính sách ưu đãi người có công.

- Các hộ gia đình nạn nhân CĐHH có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp đời sống và 100% số nạn nhân CĐHH được trợ cấp Bảo hiểm y tế.

- Quản lý thai nghén cho 100% thai phụ các nạn nhân bị nhiễm CĐHH.

4. Nhiệm vụ.

4.1. Đối với con người.

- Tổng điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH trong toàn tỉnh.

- Tiến hành khảo sát, đánh giá cơ sở vật chất nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc và các nguồn lực khác phục vụ Kế hoạch. Từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí nguồn lực nhằm tăng cường năng lực cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân CĐHH.

- Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra sức khỏe, bệnh tật của các nạn nhân CĐHH và con cháu của họ.

- Hoàn thiện chính sách và chế độ trợ giúp nạn nhân CĐHH là những người tham gia kháng chiến và con cháu họ bị nhiễm CĐHH được hưởng chính sách ưu đãi người có công.

- Trợ cấp và có chế độ bảo hiểm y tế cho các gia đình nạn nhân CĐHH có hoàn cảnh khó khăn và có nhiều người bị bệnh tật nặng.

4.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các nạn nhân CĐHH trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả CĐHH.

[...]