Kế hoạch 1244/KH-UBND năm 2019 về hành động thực hiện hội nhập quốc tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2023

Số hiệu 1244/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2019
Ngày có hiệu lực 29/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1244 /KH-UBND

Quảng Bình, ngày 29 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2019-2023

Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 22), Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22, Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 19/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 22, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện hội nhập quốc tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2023 (Kế hoạch) với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hội nhập quốc tế nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Bình, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh.

2. Yêu cầu

a) Hội nhập quốc tế là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình. Hội nhập quốc tế phải chủ động, tích cực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển toàn diện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

b) Xác định nội dung cụ thể của hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; các nhiệm vụ phải được phân kỳ thực hiện rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể; thường xuyên theo dõi, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cần được tiến hành trong một chiến lược tổng thể để phối hợp chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, trong đó lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm, kết hợp chặt chẽ hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thông tin, tuyên truyền, quán triệt về hội nhập quốc tế

a) Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh nội dung Nghị quyết số 22, Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22, Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 19/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 22 và các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh liên quan đến hội nhập quốc tế.

b) Tuyên truyền rộng rãi chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng và Nhà nước đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là người Quảng Bình ở nước ngoài.

c) Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, nhất là đối với các doanh nghiệp.

d) Tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Bình hàng năm và các giai đoạn.

2. Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế

a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền để bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng; tạo điều kiện và tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài vào Quảng Bình và các doanh nghiệp Quảng Bình đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài.

b) Xây dựng các kế hoạch triển khai chiến lược hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

c) Thường xuyên kiểm tra để kiện toàn, củng cố tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai kế hoạch hội nhập quốc tế của tỉnh phù hợp với các lộ trình, cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam.

d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của tỉnh và các quy chế, quy định của tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực về hội nhập quốc tế và đối ngoại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

e) Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực thực thi công vụ của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, đặc biệt là cơ quan ngoại vụ của tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

3. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế

a) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tình hình mới, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng bộ tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo, đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

c) Huy động mọi nguồn lực nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, đặc biệt là du lịch, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên cơ sở đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường.

d) Triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Bình theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh.

[...]