Kế hoạch 810/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình hành động 10-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 06/NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 810/KH-UBND
Ngày ban hành 12/05/2017
Ngày có hiệu lực 12/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Xuân Quang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 810 /KH-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 10-CTR/TU NGÀY 08/3/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06/NQ/TW NGÀY 05/11/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII) VỀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH NƯỚC TA THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

Ngày 05/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 065-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 08/3/2017 thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII.

Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, chủ trương, chính sách đề ra tại Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày ngày 08/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 10).

Xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Kế hoạch là căn cứ để các cơ quan, đơn vị triển khai và thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động số 10-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

1.2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chương trình hành động số 10.

Việc triển khai Chương trình hành động số 10 phải tiến hành chủ động, tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và tiết kiệm trong việc thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Kịp thời sơ kết tổng kết, xây dựng các điển hình tiên tiến, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình hành động số 10.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch

2.1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức

Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp, doanh nhân đối với các thỏa thuận quốc tế, các cơ hội, thách thức và những điều kiện đã cam kết phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bằng các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp và hiệu quả cho từng ngành hàng và từng doanh nghiệp.

Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về yêu cầu, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực, các cam kết quốc tế của Việt Nam, cập nhật thường xuyên kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và nhà nước, thông tin về tình hình quốc tế… cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại, xúc tiến thương mại, đầu tư của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại bằng nhiều phương thức; tranh thủ các đoàn ra, đoàn vào, các hội nghị, hội thảo quốc tế, các đoàn báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh, cộng đồng người Việt Nam, người Quảng Bình ở nước ngoài… để quảng bá tiềm năng và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật

Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế, trước hết là của cán bộ chủ chốt các ngành và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong tỉnh.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; đặc biệt là hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phát huy nguồn nội lực hiện có.

Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản mới đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư.

Tập trung ưu tiên đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và nhân dân; xử lý nghiêm tệ cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường sự giám sát của xã hội đối với bộ máy chính quyền các cấp.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế ở địa phương. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ