Kế hoạch 544/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 544/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2018
Ngày có hiệu lực 18/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 544/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(sau đây gọi tắt là Quyết định 145/QĐ-TTg), Quyết định số 1825/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(sau đây gọi tắt là Quyết định 1825/QĐ-LĐTBXH), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động hội nhập quốc tế về lao động xã hội; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế; khai thác có hiệu quả môi trường hợp tác quốc tế; tranh thủ nguồn lực của quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực lao động và xã hội.

- Triển khai đồng bộ trên tất cả lĩnh vực lao động xã hội có trọng tâm, trọng điểm, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên lĩnh vực lao động và xã hội,lấy hội nhập ASEAN về văn hóa, xã hội làm nền tảng cho hội nhập quốc tế về lao động xã hội.

2. Yêu cầu

-Bám sát các mục tiêu củaQuyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định rõ hơn nội dungđể thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ đã được quy định trong Quyết định 1825/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn.

-Đề cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp, các ngành liên quan; đồng thời đảm bảo vai trò điều phối và giám sát hiệu quả của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hội nhập về lao động và việc làm

a) Thực hiện chương trình việc làm bền vững.Dự báo thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động; tổ chức dịch vụ việc làm; xây dựng, thực hiện chương trình việc làm theo các tiêu chí khu vực và quốc tế.

b) Thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động tỉnh.Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lí lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập.

2. Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp

a) Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, giáo trình đào tạo, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo,tiêu chuẩn kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

b) Tăng cường liên kết đào tạo, chuyển giao tri thức về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ ASEAN và quốc tế. Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Hội nhập về an sinh xã hội

a) Từng bước áp dụng các tiêu chí khu vực và quốc tế làm thước đo đánh giá về an sinh xã hội; trước mắt chú trọng vào chuẩn nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội.

b) Thực hiện giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc; đảm bảo công bằng xã hội.

c) Thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng do tác động của hội nhập quốc tế, trong đó tập trung hỗ trợ người khuyết tật nặng, trẻ em, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân buôn bán người; phát triển nghề công tác xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến việc làm và thu nhập của người dân.

d) Thúc đẩy công bằng xã hội trong chính sách an sinh xã hội; thực hiện bình đẳng giới, ưu tiên thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến và bất bình đẳng giới trong xã hội, nhất là trong việc làm, quan hệ gia đình ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

đ) Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị buôn bán, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phát triển, hỗ trợ trẻ em tiếp cận hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thuận lợi, công bằng và hiệu quả.

e) Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Giai đoạn đến năm 2020

- Tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể để thực hiện,đồng thời lồng ghép vào Chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm của các sở, ngành, địa phương.

[...]