Kế hoạch 1214/KH-UBND về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2017

Số hiệu 1214/KH-UBND
Ngày ban hành 09/03/2017
Ngày có hiệu lực 09/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1214/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2017.

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 156/TTr-SYT ngày 28/02/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, với những nội dung sau:

I. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Năm 2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, ý thức và thực hành về vệ sinh ATTP của cộng đồng được nâng cao. Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp được kiện toàn; UBND tỉnh đã phê duyệt Quy chế làm việc của BCĐ cấp tỉnh; sự phân công và phối hợp của các sở, ban, ngành trong quản lý ATTP cụ thể hơn. Chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động quản lý ATTP, từng bước xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về vệ sinh ATTP. Công tác kiểm soát, theo dõi nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm thực phẩm, đặc biệt nguồn gốc rau, thịt, trứng... được cơ quan quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm chú trọng. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, tuân thủ các quy định của nhà nước về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ý thức, thực hành của người tiêu dùng về vệ sinh ATTP cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, công tác quản lý vệ sinh ATTP trên địa bàn vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, tồn tại, cụ thể như:

- Chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên vật liệu: rau, thịt an toàn. Quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả an toàn tập trung còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cả về số lượng và chủng loại; chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y. Việc nuôi trồng, giết mổ còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa áp dụng các thành tựu khoa học trong việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa được quản lý; chưa kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, giữa các vùng miền trong tỉnh; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn bày bán trên thị trường, đặc biệt tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, như: thức ăn đường phố, nấu đám tiệc lưu động...ngày càng phát triển về quy mô, gia tăng về số lượng; vì vậy, việc kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP đối với loại hình này còn gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý vệ sinh ATTP còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý ATTP trong tình hình mới: lực lượng làm công tác quản lý ATTP còn quá mỏng; thiếu thốn kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tuyến huyện, xã. Tại một số địa phương, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong quản lý ATTP; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý ATTP chưa chặt chẽ.

- Công tác quản lý, thanh kiểm tra còn nhiều bất cập, như: chồng chéo, trùng lặp, nhưng lại bỏ sót một số lĩnh vực; chưa xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về ATTP.

- Một số nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm vì mục đích lợi nhuận dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; thói quen, tập tục ăn uống của người dân có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là rất cao.

II. Căn cứ để xây dựng kế hoạch.

- Chỉ thị số 13/CT-TTG ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi;

- Kế hoạch số 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

III. Mục tiêu.

1. Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng:

- 70% đối tượng là người quản lý (bao gồm lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm).

- 65% người sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP.

2. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý ATTP.

Hoàn thiện, nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến xã; đầu tư, nâng cấp phòng kiểm nghiệm ATTP của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm theo hướng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đủ năng lực kiểm nghiệm thực phẩm.

3. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP/bản cam kết ATTP cho các cơ sở thực phẩm theo phân công nhiệm vụ quản lý tại Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:

- Ngành Y tế: 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/Bản cam kết đảm bảo ATTP.

- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 60% các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/Bản cam kết đảm bảo ATTP.

- Ngành Công thương:

+ 50% các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/Bản cam kết đảm bảo ATTP.

+ 100% các siêu thị 40%1 tiểu thương tại các chợ trên địa bàn được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/ Bản cam kết đảm bảo ATTP.

4. Khống chế tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm (NĐTP) được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. Không để xảy ra vụ NĐTP cấp tính từ 30 người mắc trở lên.

[...]