ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1211/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 12 tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg
ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ
thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”; Công
văn số 2173/BNN-TY ngày 14/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc tổ chức triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”; Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường
năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 -
2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Kiện toàn, củng cố và tăng cường năng
lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp tỉnh Quảng Bình bảo đảm
tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch
bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững.
2. Yêu cầu
- Thực hiện kiện toàn hệ thống cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã theo đúng chủ trương của
Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm tinh gọn, hiệu
quả đáp ứng yêu cầu thực thi các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Nâng cao năng lực phòng, chống dịch
bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối
với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật; quản lý hành nghề thú y, thuốc
thú y.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến
độ và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong
việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo kịp thời, thống nhất, đồng bộ và hiệu
quả.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Rà soát, nghiên
cứu đề xuất cơ chế, chính sách ngành thú y phù hợp với địa phương bảo đảm tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ hiệu lực, hiệu quả.
Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách hỗ
trợ như: Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi giai đoạn 2021-2030; hỗ trợ cơ
sở an toàn dịch bệnh cấp xã, vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện, cơ sở chăn nuôi
an toàn sinh học, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung...
2. Kiện toàn, củng
cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
các cấp.
Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y các cấp tại địa phương theo quy định tại Điều 6, Luật Thú y,
Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày
18/6/2019 của Chính phủ đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
3. Nâng cao năng
lực phòng, chống dịch bệnh động vật
3.1. Nâng cao năng lực phòng, chống
dịch bệnh động vật trên cạn
- Tổ chức triển khai hiệu quả các
Chương trình, Kế hoạch giai đoạn đã được UBND tỉnh phê duyệt
như: Quyết định số 1389/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 về ban hành Kế hoạch phòng, chống
bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số
2032/KH-UBND ngày 09/11/2020 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày
13/01/2021 về ban hành Chương trình phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. Đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai
các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm,
bệnh truyền lây từ động vật sang người các giai đoạn tiếp theo.
- Hằng năm, ban hành Kế hoạch thực hiện
tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (bao gồm các loại vắc xin
Tụ huyết trùng trâu bò, Viêm da nổi cục trâu bò, Lở mồm long móng gia súc, Dịch
tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Tai xanh lợn, Cúm gia cầm, Dại chó, mèo,...).
- Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ
tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm giám
sát và xử lý ổ dịch đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y; vận động
các tổ chức đoàn thể và Nhân dân cùng tham gia.
- Nâng cao năng lực trong công tác
giám sát dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm và phòng chống dịch bệnh truyền lây giữa
người và động vật. Kiểm tra, lấy mẫu giám sát chủ động định kỳ với các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm để phát hiện kịp thời sự lưu hành của mầm bệnh; lấy mẫu
kiểm tra sau tiêm phòng nhằm đánh giá hiệu giá kháng thể bảo hộ của các loại vắc
xin; thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác minh dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm theo quy định.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin trong báo cáo dịch bệnh trực tuyến đến cấp huyện nhằm nâng cao
năng lực thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời, đầy đủ; xây dựng bản đồ dịch tễ và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy
ra, dịch bệnh mới tại địa phương.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh động vật cho cán bộ thú y từ cấp
tỉnh đến cấp xã.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả kế
hoạch xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật gắn với quy hoạch phát
triển chăn nuôi, chủ động nguồn cung ứng về con giống, thực phẩm tại chỗ.
3.2. Nâng cao năng lực phòng, chống
dịch bệnh động vật thủy sản
Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch
phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn
2021-2030, cụ thể:
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn người nuôi áp dụng các quy trình kỹ thuật
trong nuôi trồng thủy sản, các quy định về nuôi, chủ động phòng, chống dịch bệnh
trên thủy sản theo quy định.
- Tổ chức giám sát bị động, giám sát
chủ động các tác nhân gây bệnh nguy hiểm tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản,
vùng đệm của cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, vùng nuôi trọng
điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng nuôi ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; tổ chức
giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử
dụng làm giống theo quy định.
- Xây dựng một số vùng, cơ sở, chuỗi
sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tổ chức kiểm dịch động vật thủy sản
sử dụng làm giống vận chuyển vào, ra, lưu thông trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm
soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển,
buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh về
quan trắc môi trường, tình hình dịch bệnh trên thủy sản nhằm phục vụ công tác
chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản, cảnh báo dịch
bệnh, truy xuất nguồn gốc.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho đội ngũ thú y từ cấp tỉnh đến xã.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm:
báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, lập
bản đồ dịch tễ.
- Đa dạng hóa các hình thức
thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ
môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản,
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở an
toàn dịch bệnh.
4. Nâng cao năng
lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm đối với động vật và
sản phẩm có nguồn gốc động vật
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống các cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng
tập trung gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Rà soát, bổ sung chính sách khuyến
khích phát triển các cơ sở giết mổ tập trung; tăng cường các biện pháp quản lý
giết mổ, nhất là các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không bảo đảm
vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động
các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ không phép.
- Thực hiện quản lý nhà nước về điều
kiện an toàn thực phẩm đối với các đối tượng, cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Xây
dựng kế hoạch và triển khai thực hiện giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
có nguồn gốc động vật.
- Tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực
hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo
quy định thủ tục hành chính và thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác
đào tạo, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, có
liên quan đến công tác chẩn đoán xét nghiệm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm
tra vệ sinh thú y; xây dựng, đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành phần mềm dữ liệu
về quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thẩm định viên và lấy mẫu về an
toàn thực phẩm...
- Thành lập Trạm Kiểm dịch động vật đầu
mối giao thông Bắc Quảng Bình theo chỉ đạo của Trung ương.
5. Nâng cao năng
lực quản lý thuốc và các dịch vụ Thú y
- Tăng cường quản lý các cơ sở buôn
bán thuốc thú y theo phân cấp quản lý. Hàng năm tổ chức tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ về bảo quản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y cho các cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y các cấp, cơ sở buôn bán thuốc, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở buôn bán thuốc thú y thực hiện thực
hành tốt nhà thuốc (GPP).
- Phát triển dịch vụ thú y theo hướng
xã hội hóa, chuyên nghiệp dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý. Thành lập
và xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng thú y các cấp theo quy định tại điều
114 Luật Thú y.
6. Tăng cường
năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại nhằm nâng cấp phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật
(bao gồm động vật thủy sản); tổ chức đào tạo, tập huấn về quy trình chẩn đoán,
kỹ thuật xét nghiệm bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản, xây dựng phòng
thử nghiệm - Chi cục Chăn nuôi và Thú y đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025.
7. Nâng cao năng
lực nghiên cứu về thú y
Phối hợp với các cơ quan Trung ương,
tổ chức dự án hợp tác quốc tế để tăng cường nghiên cứu về dịch tễ thú y, các loại
dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây từ động vật sang người, các giải pháp phòng,
chống dịch bệnh.
(Chi
tiết nhiệm vụ có Phụ lục kèm theo)
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Ngân sách địa phương và các nguồn vốn
hợp pháp để thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện các nội
dung của Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và
các cơ quan liên quan xây dựng Đề án kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y từ tỉnh đến cấp xã theo quy định tại Điều 6, Luật Thú y, Nghị định
số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của
Chính phủ và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động,
tổng hợp dự toán nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công
tác thú y gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và
các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định rõ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp bảo
đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo
của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả, phù hợp với thực tiễn địa phương.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc,
kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời đề xuất, tham mưu trình
UBND tỉnh những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
2. Sở Nội
vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án kiện toàn
hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ tỉnh đến cấp xã, bảo đảm tinh gọn,
hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đáp ứng được yêu cầu
phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tham mưu quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp.
3. Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp,
trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho các hoạt
động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y, đảm bảo công tác phòng chống dịch
bệnh trên địa bàn tỉnh.
4. Các sở,
ban, ngành cấp tỉnh liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch
đảm bảo tiến độ theo quy định.
5. UBND các huyện, thành phố, thị
xã
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và điều
kiện thực tế của địa phương chỉ đạo tổ chức xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án
“Tăng cường năng lực hệ thống cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”, bảo đảm kịp thời,
có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành chăn nuôi thú y tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng và thực hiện kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp tại địa phương.
- Hàng năm, bố trí ngân sách địa
phương và các nguồn vốn hợp pháp để tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án tại
địa phương.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực
hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm thực hiện Đề án.
6. Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả, tiến
độ triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã có liên quan triển khai triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND
tỉnh;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Nội vụ, Tài chính, KHĐT, TNMT, XD, CT,
Công an tỉnh, BĐBP, QLTT, Hải quan;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
|
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030”
(Kèm theo Kế hoạch số: 1211/KH-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021
của UBND tỉnh Quảng Bình)
STT
|
Nhiệm
vụ chính
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian dự kiến triển khai, hoàn thành
|
I
|
Rà soát,
nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ngành thú y phù hợp với địa phương bảo
đảm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thú y hiệu lực, hiệu quả
|
|
|
|
1
|
Rà soát, nghiên cứu tham mưu đề xuất
cơ chế chính sách hỗ trợ: Phòng,
chống dịch bệnh giai đoạn 2021-2030, hỗ trợ xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch
bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung...
trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, TP, TX
|
2021
|
II
|
Kiện
toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp
|
|
|
|
1
|
Xây dựng Đề án kiện toàn hệ thống
cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp tại địa phương theo quy định tại Điều
6, Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị quyết số
42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nội
vụ, UBND các huyện, TP, TX
|
2021-2022
|
2
|
Kiện toàn, củng cố mạng lưới thú y
cấp xã bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày
05/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
2021-2025
|
3
|
Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban
hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định
của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nội
vụ, UBND các huyện, TP, TX
|
2021-2022
|
III
|
Nâng cao
năng lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật
|
|
|
|
1
|
Hàng năm tham mưu trình UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình kế hoạch
quốc gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên
quan
|
Thường
xuyên, thực hiện hàng năm
|
2
|
Tăng cường công tác tuyên truyền,
truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản và tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên
quan
|
Thường
xuyên
|
3
|
Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ
tình hình dịch bệnh tới từng thôn, bản, hộ chăn nuôi; nâng cao trách nhiệm giám sát và xử lý ổ dịch đối với
cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y; vận động các tổ chức đoàn thể
và nhân dân cùng tham gia
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên quan
|
Thường
xuyên
|
4
|
Nâng cao năng lực trong công tác
giám sát dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm và phòng chống dịch bệnh truyền lây
giữa người và động vật. Kiểm tra, lấy mẫu giám sát chủ động định kỳ với các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm để phát hiện kịp thời sự lưu hành của mầm bệnh; lấy mẫu
kiểm tra sau tiêm phòng nhằm đánh giá hiệu giá kháng thể bảo hộ của các loại
vắc xin; thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác minh dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, TP, TX
|
Thường
xuyên
|
5
|
Triển khai xây dựng cơ sở, vùng an
toàn dịch bệnh động vật gắn với quy hoạch phát triển chăn nuôi, chủ động nguồn
cung ứng về con giống, thực phẩm tại chỗ, hạn chế việc xâm nhiễm các loại dịch
bệnh mới địa bàn tỉnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX
|
2021-2025
|
6
|
Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên
môn kỹ thuật cho cán bộ thú y cấp huyện, xã, người trực tiếp tham gia tiêm
phòng vắc xin, người chăn nuôi, hộ kinh doanh giết mổ động vật nhằm đáp ứng
yêu cầu về nghiệp vụ thú y, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng,
chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý; phối hợp, lồng ghép các chương trình
(nông thôn mới, đào tạo nghề...)
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, UBND các huyện, TP, TX
|
2021-2025
|
7
|
Đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng
lực, hiệu quả của công tác chẩn đoán xét nghiệm, xây dựng phòng xét nghiệm của
Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật - Chi cục Chăn nuôi và
Thú y đạt tiêu chuẩn TCVN ISO 17025 để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh
và tư vấn, khám chữa bệnh, động vật.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính
|
2021-2025
|
8
|
Ứng dụng khoa học công nghệ báo cáo
dịch bệnh trực tuyến đến cấp huyện nhằm nâng cao năng lực thu thập thông tin,
quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời, đầy đủ; xây dựng bản đồ dịch tễ
và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra và
dịch bệnh mới tại địa phương
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, TP, TX
|
2021-2025
|
IV
|
Nâng cao
năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý ATTP đối với động vật và sản
phẩm có nguồn gốc động vật
|
|
|
|
1
|
Xây dựng kế hoạch quản lý và đầu tư
hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và
giai đoạn 2026 - 2030
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
Sở: Tài nguyên & MT, Kế hoạch & ĐT, Y tế; UBND
các huyện, TP, TX
|
2021-2026
|
2
|
Tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực
hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật
theo thủ tục hành chính và thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
theo đúng quy định của Luật Thú y
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
|
Thường
xuyên
|
3
|
Tăng cường nguồn nhân lực: Đào tạo,
tập huấn, phổ biến các văn bản QPPL mới ban hành, có liên quan đến công tác
chẩn đoán xét nghiệm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
xây dựng, đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành phần mềm dữ liệu về quản lý giết
mổ, kiểm tra vệ sinh thú y,... (theo phần mềm của Cục Thú y)
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên quan
|
2021-2025
|
4
|
Thành lập Trạm Kiểm dịch động vật đầu
mối giao thông
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ, UBND huyện, TP, TX nơi dự kiến
xây dựng Trạm KDĐV đầu mối giao thông
|
Theo
kế hoạch của Trung ương
|
5
|
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng khu vực
cách ly động vật kiểm dịch
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, TP, TX và các cơ quan,
ban ngành liên quan
|
Năm
2023-2024
|
V
|
Nâng cao
năng lực nghiên cứu về thú y
|
|
|
|
1
|
Phối hợp với các cơ quan Trung ương,
tổ chức dự án hợp tác quốc tế để tăng cường nghiên cứu về dịch tễ thú y, các
loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang người, các giải pháp phòng, chống
dịch bệnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên quan
|
2021-2030
|
VI
|
Nâng cao
năng lực quản lý thuốc và các dịch vụ Thú y
|
|
|
|
1
|
Thành lập và xây dựng kế hoạch hoạt
động của Hội đồng thú y các cấp theo quy định tại điều 114 Luật Thú y.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, TP, TX và các cơ quan, ban ngành liên quan
|
2021-2023
|