Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2019 thực hiện số hóa Sổ hộ tịch và cập nhật dữ liệu hộ tịch lịch sử vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2019
Ngày có hiệu lực 14/08/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Thanh Tịnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 14 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SỐ HÓA SỔ HỘ TỊCH VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU HỘ TỊCH LỊCH SỬ VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Thực hiện văn bản số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện shóa Sổ hộ tịch, Luật Hộ tịch và văn bản hướng dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện số hóa Sổ hộ tịch và cập nhật dữ liệu hộ tịch lịch sử vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật hộ tịch và văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh.

b) Từng bước xây dựng và tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đảm bảo triển khai áp dụng thống nhất, có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc và đồng bộ các thông tin cơ bản của cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của pháp luật về hộ tịch.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin được shóa theo nội dung Sổ hộ tịch giấy đang còn lưu giữ được.

b) Quản lý toàn bộ thông tin hộ tịch của công dân trên địa bàn tỉnh thông qua Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

c) Bảo đảm về nội dung và tiến độ thực hiện theo kế hoạch đề ra, phục vtốt nhiệm vụ khai thác, tra cứu nhanh thông tin hộ tịch của cá nhân khi có yêu cầu.

II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Số hóa Sổ hộ tịch, phạm vi và vai trò trách nhiệm thực hiện số hóa Sổ hộ tịch

a) Số hóa Sổ hộ tịch

- Số hóa Sổ hộ tịch là quá trình thu thập, phân loại, Scan/chụp và tạo lập các file dữ liệu hộ tịch dưới dạng file Excel từ các Sổ hộ tịch gốc để thực hiện cập nhật (import dữ liệu từ file Excel hoặc nhập trực tiếp từng trường hợp từ Sổ hộ tịch gốc) vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quc.

- Kết quả của việc shóa mỗi Sổ hộ tịch gốc tương ứng gồm 01 file Excel chứa dữ liệu hộ tịch và 01 file .zip chứa các file PDF được san/chụp từ Sổ hộ tịch. Đồng thời, dữ liệu hộ tịch từ các file Excel này phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch một cách đầy đủ, chính xác. Các file PDF được Scan/chụp từ Sổ hộ tịch gc phải được liên kết một cách chính xác với dliệu hộ tịch tương ứng đã được cập nhật vào hệ thống, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và các quy định của pháp luật vhộ tịch (có xác nhận của Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp cp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý trực tiếp Sổ hộ tịch được số hóa).

b) Phạm vi s hóa Sổ hộ tịch

Thông tin hộ tịch đã được đăng ký trong các Sổ hộ tịch gốc đang được lưu giữ tại Sở Tư pháp; phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.

c) Vai trò trách nhiệm thực hiện số hóa Sổ hộ tịch

- Sở Tư pháp: Chủ trì thực hiện số hóa Sổ hộ tịch đối với các dữ liệu hộ tịch đang được lưu giữ tại Sở Tư pháp.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: chỉ đạo phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện số hóa Sổ hộ tịch đối với các dữ liệu hộ tịch đang được lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Đơn vị quản lý dữ liệu hộ tịch được shóa là: Sở Tư pháp và phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh.

2. Quy trình thực hiện số hóa Sổ hộ tịch

Quy trình thực hiện số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh gồm 05 bước sau:

a) Bước 1: Thu thập và phân loại các Sổ hộ tịch cần số hóa

Thực hiện thu thập và phân loại các Sổ hộ tịch gốc sẽ được dùng để số hóa dữ liệu. Ưu tiên số hóa trước các Sổ hộ tịch có thông tin được ghi chép rõ ràng, ít gạch xóa, sửa chữa, thay đổi và lần lượt theo thứ tự nhóm Sổ sau đây:

- Nhóm Sổ đăng ký kết hôn;

- Nhóm Sổ đăng ký khai sinh;

[...]