Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2012 đưa thông tin về các xã miền núi, xã khó khăn đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2012
Ngày có hiệu lực 13/09/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

ĐƯA THÔNG TIN VỀ CÁC XÃ MIỀN NÚI, XÃ KHÓ KHĂN ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Thực hiện Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 – 2015; Công văn số 499/BTTTT-KHTC, ngày 24/2/2011 của Bộ TT&TT về xây dựng, đề xuất dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011 – 2015; Công văn số 1245/BTTTT-KHTC ngày 28/4/2011 của Bộ TT&TT về xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011 – 2015 ban hành kèm theo Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011 – 2015; Công văn số 1403/BTTTT-KHTC ngày 4/6/2012 của Bộ TT&TT về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2011, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đưa thông tin về các xã miền núi, xã khó khăn đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011 – 2015như sau:

A. BỐI CẢNH, SỰ CẦN THIẾT

I. Đặc điểm, tình hình:

Sau m rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội là thành phố đứng đầu c nước về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị với: 10 quận, 01 thị xã, và 18 huyện ngoại thành. Địa hình đa dạng gồm: đồng bằng, trung du, miền núi. Số lượng dân cư đứng thứ hai cả nước với hơn 6,9 triệu người, trong đó có hơn 60 nghìn người dân tộc thiểu số (thuộc 33 dân tộc thiểu số) sống chủ yếu ở 16 xã miền núi, xã khó khăn đặc biệt thuộc 6 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Phúc Thọ.

Trước năm 2008, toàn bộ khu vực miền núi, thuộc địa bàn các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, nay thuộc các huyện miền núi phía Tây thành phố Hà Nội. Khu vực miền núi có tổng diện tích tự nhiên là 344,45km2, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; Dân số có 46.753 người, chiếm 76/5% người dân tộc ít người toàn thành phố, trong đó chủ yếu là là dân tộc Mường (42.158 người), dân tộc Dao (1.899 người), còn lại là các dân tộc khác. Đồng bào dân tộc, miền núi sản xuất nông, lầm nghiệp như: trông các loại cây ngắn ngày: lúa, ngô, sắn, rong riềng; cây lâu năm: chè, cây ăn quả, cây lấy gỗ (keo). Những năm gần đây, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, khu vực miền núi phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử; phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là chế biến nông lâm sản ở quy mô nhỏ, bước đầu phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, giải quyết được nhiều việc làm cho người dân.

Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc, miền núi ngày một nâng cao. Các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, nhiều thôn, bản đã có hương ước làng văn hóa. Tất cả các xã đều có đài truyền thanh, nhà văn hóa, có tủ sách pháp luật đặt tại các điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện xã. Phong trào thể dục thể thao phát triển, thu hút đông đảo người dân tham gia...

Tuy nhiên, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn. Thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp, trung bình 750.000 đ/tháng/người, bằng 75% so với toàn thành phố; số hộ chính sách, số người nghèo còn cao: 18.209 người, chiếm 17,22 % tổng số dân trên địa bàn. Do địa hình đồi núi, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, sản xuất canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên sản xuất nông, lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, một số xã thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa...; sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, manh mún, chưa tạo hiệu quả kinh tế bền vững; đời sống văn hóa trong bối cảnh giao thoa văn hóa, đang dần làm phai đi những giá trị văn hóa truyền thông...

Thông tin tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn còn hạn chế. Kênh thông tin tại địa phương hoạt động chưa hiệu quả; việc hỗ trợ thông tin phát thanh - truyền hình từ Trung ương, thành phố không được thường xuyên, do các thiết bị thu - phát tín hiệu phát thanh, truyền hình kém chất lượng; số lượng sách, báo, các ấn phẩm truyền thông khác phát hành với số lượng hạn chế, không đến được với đông đảo người dân. Các điểm văn hóa công cộng và các kênh tuyên truyền khác đang xuống cấp và hoạt động không hiệu quả...

Đồng bào dân tộc miền núi rất coi trọng đời sống tâm linh, tín ngưỡng, có thôn là thôn công giáo toàn tòng. Do tính chất đặc thù của tôn giáo, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá cách mạng nước ta, thực tế các hoạt động tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn miền núi đang có xu hướng gia tăng.

Trong bối cảnh đó, việc đưa thông tin về cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác quản lý điều hành của thành phố, nâng cao mức hưởng thụ thông tin cho người dân các xã miền núi, xã khó khăn đặc biệt, đồng thời góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Mặt khác, chương trình đưa thông tin về cơ sở triển khai quy mô, đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho hệ thống truyền thông cơ sở miền núi; phù hợp với mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2015 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

II. Kết quả phát triển thông tin từ 2008 đến nay và những hạn chế, bất cập trong công tác thông tin và truyền thông các xã miền núi, xã khó khăn đặc biệt:

1. Kết quả phát triển thông tin từ 2008 đế nay:

Những năm qua, công tác thông tin và truyền thông trên địa bàn miền núi, xã khó khăn đặc biệt được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi gồm: 16 đài xã, 16 điểm bưu điện văn hóa xã, 16 thư viện xã, 16 nhà văn hóa xã, 154 nhà văn hóa thôn; ngoài ra có các đội tuyên truyền lưu động và các kênh tuyên truyền cổ động khác. Các đài truyền thanh xã được quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, làm nhiệm vụ thông tin địa phương và cổ động tuyên truyền các sự kiện; duy trì thực hiện truyền thanh 4 cấp (Trung ương, thành phố, huyện và xã). Đây là kênh thông tin quan trọng trong việc truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

Để tổ chức tuyên truyền hiệu quả trên đài truyền thanh xã, thành phố quan tâm hỗ trợ nội dung thông tin: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức xuất bản Bản tin Văn hóa - Thông tin; từ năm 2011, Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thông tin phát thanh qua Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông. Đây là nguồn thông tin hỗ trợ kịp thời đài phát thanh cơ sở trên địa bàn thành phố nói chung và địa bàn khu vực miền núi, xã khó khăn đặc biệt nói riêng.

Trong các đợt tuyên truyền chính trị tập trung như: bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp, Đại hội Đảng các cấp, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn... các đài có sự hỗ trợ thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các ban, ngành chức năng tổ chức xuất bản nội dung tuyên truyền phát thanh và ghi vào đĩa CD phát tới các đài cơ sở sử dụng tuyên truyền hiệu quả.

Cùng đó, với sự hỗ trợ của các thiết bị nghe - xem (máy thu thanh, máy thu hình, ăng ten chảo, ăng ten dàn, truyền hình cáp...) đồng bào dân tộc, miền núi được tiếp cận thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài PTTH Hà Nội với nhiều kênh, chương trình tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước; phản ánh về đời sống đồng bào dân tộc khu vực miền núi; kỹ thuật sản xuất, canh tác phát triển nông, lâm nghiệp...

Việc phổ cập thông tin cho người dân trên địa bàn miền núi, xã khó khăn đặc biệt qua báo chí, xuất bản phẩm và các ấn phẩm truyền thông được quan tâm. Các báo được phát hành về khu vực này gồm: báo Nhân dân, Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, bản tin Văn hóa - Thông tin với các chuyên trang, chuyên mục phản ánh thông tin về đời sống kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, khu vực miền núi, xã khó khăn đặc biệt. Từ năm 2008, thành phố có ấn phẩm chuyên biệt dành cho đồng bào dân tộc, miền núi là Bản tin Dân tộc. Bản tin được xuất bản định kỳ hàng tháng, do Ban Dân tộc Thành phố chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành.

Hệ thống điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện xã, nhà văn hóa xã, thôn được nhận các sách về văn hóa, kinh tế, pháp luật và các ấn phẩm truyền thông khác từ các sở chuyên ngành: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở thông tin và Truyền thông. Tủ sách pháp luật được xây dựng ở tất cả các xã, được đặt tại các điểm bưu điện văn hóa xã hoặc thư viện xã, làm tài liệu cho người dân tiếp cận thông tin pháp luật, từng bước nâng cao tình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.

2. Hạn chế và nguyên nhân:

- Cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Đài truyền thanh xã được xem là kênh thông tin chủ lực trên địa bàn hầu hết xây dựng từ năm 2003, một số được nâng cấp từ năm 2008, đầu tư thiết bị không đồng bộ, không có kinh phí duy tu bảo dưỡng định kỳ nên đã xuống cấp. Nhiều đài đặt tại hội trường UBND xã, không có phòng máy, phòng thu âm; trang thiết bị làm việc vừa thiếu, vừa không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng âm thanh gây khó chịu cho người nghe.

Hệ thống các trạm thu-phát lại tín hiệu phát thanh phục vụ thực hiện truyền thanh 4 cấp không được đảm bảo. Hầu hết các trạm thu - phát lại tín hiệu phát thanh, truyền hình đều được xây dựng từ 2003, các thiết bị cũ không đảm bảo kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị mới không đồng bộ; việc chuyển tiếp các tín hiệu âm thanh của đài cấp trên về đài xã thường xuyên bị gián đoạn, cá biệt có 3 đài xã thuộc huyện Ba Vì (xã Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang) nhiều năm thường xuyên không bắt được sóng của Đài PTTH Hà Nội.

Việc thông tin qua các thiết chế văn hóa cơ sở rất khó khăn, do các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa xã đều đã xuống cấp, thiếu trang thiết bị, hoạt động không hiệu quả, không thu hút người dân.

- Cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông chủ yếu kiêm nhiệm, vừa yếu, vừa thiếu chuyên môn, nghiệp vụ. Do chưa có tiêu chí tuyển dụng nên hầu hết cán bộ trình độ THPT, cá biệt có cán bộ trình độ THCS; một số ít trình độ Đại học, cao đẳng và trung cấp. Mặt bằng trình độ thấp, không có nghiệp vụ, chuyên môn; hàng năm không được bồi dưỡng, tập huấn; làm việc theo kinh nghiệm... Do vậy, đài truyền thanh xã hầu như không xây dựng được chương trình phát thanh riêng; thông tin ở dạng sơ khai - thông báo văn bản về các nội dung như: tuyển quân, thu quỹ nghĩa vụ lao động công ích, tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, phòng chống lụt bão...

Chế độ phụ cấp trách nhiệm với hệ số thấp từ 1,0% - 1,46%, thậm chí hợp đồng 500.000đ/tháng; không được tham gia bảo hiểm xã hội. Với đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm đối với cán bộ kỹ thuật đài... do vậy, ít người gắn bó lâu dài với công việc.

- Mức độ phổ cập thiết bị nghe - xem chưa đầy đủ và không đảm bảo chất lượng. Theo Thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe nhìn toàn thành phố năm 2010, trên địa bàn khu vực miền núi, xã khó khăn đặc biệt số hộ gia đình có máy thu hình cao từ 80% - 96%, song các thiết bị thu nhận túi hiệu không đảm bảo, người dân chủ yếu dùng ăng ten dàn, ăng ten chảo kém chất lượng của Trung Quốc, nên thường xuyên bị đài của địa phương khác và đài Trung Quốc chèn tín hiệu âm thanh, hình ảnh. Truyền hình cáp hầu như không có (0,08% -0,17%). Đường truyền internet về xã túi hiệu và tốc độ xử lý còn kém.

- Mức độ phổ cập tiếp cận thông tin qua sách, báo, xuất bản phẩm và các ấn phẩm truyền thông khác còn hạn chế. Qua khảo sát thực tế cho thấy sách, báo tại các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa xã, thôn vừa cũ, vừa thiếu; đồng thời việc tổ chức hoạt động kém hiệu quả, nên người dân gần như không tiếp cận được các thông tin tại đây.

[...]