Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chỉ thị 43/CT-TTg về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 12/KH-UBND
Ngày ban hành 22/01/2021
Ngày có hiệu lực 22/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43/CT-TTG NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương đảm bảo thời gian, kịp thời triển khai các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung văn bản đảm bảo tính ổn định, khả thi, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

b) Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương.

c) Củng cố và kiện toàn đội ngũ công chức tham gia công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

b) Gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

c) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và định hướng trong các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Quản lý nhà nước về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

a) Tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật tại cơ quan, địa phương; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại cơ quan, địa phương mình; tổng kết về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu.

b) Các điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật bao gồm: bố trí cán bộ, công chức, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ động rà soát các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý để đề xuất lĩnh vực cần ưu tiên xây dựng văn bản; kịp thời tham mưu xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Tuân thủ chặt chẽ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Xây dựng nội dung văn bản đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

d) Nghiên cứu đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chú trọng việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý để đảm bảo tính khả thi của văn bản.

đ) Có giải pháp cụ thể, đồng bộ để xây dựng, bố trí, điều động, luân chuyển các cán bộ, công chức có năng lực làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức làm công tác xây dựng pháp luật, ưu tiên, tăng cường nguồn lực, nhất là nguồn tài chính đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật.

e) Thực hiện nhiệm vụ tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đúng thời gian được giao theo quy định; khắc phục triệt để tình trạng nợ, chậm tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả của hoạt động này được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu. Chú trọng kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.

3. Công tác thi hành pháp luật

a) Chú trọng việc tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách để đề xuất hoàn thiện pháp luật.

b) Thực hiện việc tổ chức thi hành pháp luật đúng nhiệm vụ được phân công; đối thoại về những vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

c) Tăng cường nguồn lực và đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

[...]