Kế hoạch 8141/KH-SXD-PC năm 2021 thực hiện Kế hoạch 1801/KH-UBND triển khai Chỉ thị 43/CT-TTg về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và Công văn 686/BTP-VĐCXDPL hướng dẫn thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật tại Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 8141/KH-SXD-PC
Ngày ban hành 28/07/2021
Ngày có hiệu lực 28/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Huỳnh Thanh Khiết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ XÂY DỰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8141/KH-SXD-PC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 1801/KH-UBND NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43/CT-TTG NGÀY 11/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ CÔNG VĂN SỐ 686/BTP-VĐCXDPL NGÀY 15/3/2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ SỐ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI SỞ XÂY DỰNG

Thực hiện Kế hoạch số 1801/KH-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 43/CT-TTg) về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL ngày 15/3/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng xây dựng ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện tại Sở Xây dựng, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

1.1. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu, rộng Chỉ thị số 43/CT-TTg; các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện điểm số, thứ hạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 686/BTP-VĐCXDPL và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

1.2. Xác định cụ thể các nội dung công việc và trách nhiệm của phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, kịp thời, thống nhất, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

2. Yêu cầu

2.1. Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị s43/CT-Ttg và công việc được Bộ Tư pháp hướng dẫn tại Công văn s686/BTP-VĐCXDPL; gn với trách nhiệm, phát huy chủ động, tích cực của phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan; bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện công tác xây dựng và thực thi pháp luật; phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật.

2.2. Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số Chỉ thị số 43/CT-TTg và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật

1.1. Rà soát, sử dụng kết quả rà soát văn bản để đề xuất nội dung định hướng ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cơ quan cấp trên, những nội dung định hướng trong văn kiện của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về từng lĩnh vực cụ thể và thực tiễn địa phương để kịp thời tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.

Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, xác định, sử dụng kết quả rà soát văn bản đđề xuất nội dung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của phòng chuyên môn, đơn vị và gửi báo cáo kết quả rà soát kèm theo danh mục nội dung về Phòng Pháp chế.

Phòng Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, tham mưu Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành thuộc lĩnh vực quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật; kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế Việt Nam mới gia nhập (CPTPP, EVFTA, RCEP...). Chú trọng thể chế hóa, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng thực hiện rà soát pháp luật khi có yêu cầu rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị, cơ quan mình. Kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương hoặc đất nước và gửi báo cáo kết quả rà soát kèm theo danh mục nội dung về Phòng Pháp chế.

Phòng Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, tham mưu trình Giám đốc Sở văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.3. Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ) và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình thực hiện việc xây dựng, soạn thảo và trình hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thành phố theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ). Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 04/3/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố, gắn với trách nhiệm của từng đơn vị trong soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các phòng chuyên môn, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu. Chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.

Chú trọng công tác tổ chức lấy ý kiến, phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tquốc các cấp, đi vào thực chất, tăng cường tính phản biện, nhất là đối với các chính sách có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng đến quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức; đồng thời, không ngừng đẩy mạnh, đổi mới các phương pháp, hình thức ly ý kiến chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động của văn bản và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý để từ đó góp phần nâng cao tính khả thi và đồng thuận cao khi văn bản được ban hành.

Chú trọng đẩy mạnh việc kiện toàn công tác kiểm soát thủ tục hành chính, xem đây là công tác quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố. Theo đó, để đảm bảo chặt chẽ việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố. Thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (trước và sau khi ban hành).

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.4. Các phòng chuyên môn, đơn vị tự kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn; kịp thời tham mưu, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, gửi kết quả về Phòng Pháp chế.

Phòng Pháp chế tham mưu việc tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành để kịp thời phát hiện những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

[...]