Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2013
Ngày có hiệu lực 14/06/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 14 tháng 6 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 24-CTR/TU NGÀY 04/02/2013 CỦA BCH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW NGÀY 31/10/2012 HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, TẠO NỀN TẢNG ĐỂ ĐẾN NĂM 2020 NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

Thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hoá Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thành các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách, biện pháp thực hiện tạo sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao

Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện tốt các nội dung đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, nhằm huy động tốt nhất nguồn lực to lớn từ đất đai để phát triển theo hướng bền vững, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV), Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân để thấy rõ vai trò quan trọng của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản của địa phương về chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực quản lý đất đai đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Tuyên Quang đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 09/01/2013 trên Báo Tuyên Quang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và niêm yết tại Sở Tài nguyên và Môi trường để người dân biết, cùng tham gia quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng để phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình, dự án phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.

- Hoàn thành việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất các phường, thị trấn và bổ sung nội dung quy hoạch sử dụng đất vào Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; đảm bảo đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn; bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới đô thị, các khu chức năng, khu hành chính công gắn với quy hoạch phát triển thành phố Tuyên Quang trở thành đô thị loại II.

- Lập quy hoạch chi tiết phân khu chức năng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, đất ở đối với diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn cho phát triển, như: Đất ven các trục đường giao thông chính, quốc lộ, tỉnh lộ và và các tuyến đường mở mới, nâng cấp đoạn đi qua các đô thị, trung tâm xã, cụm xã…

- Rà soát quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án có sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong kỳ quy hoạch.

- Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và kế hoạch sử dụng đất lúa 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh, cắm mốc bảo vệ diện tích chuyên trồng lúa nước; xác định và cắm mốc ranh giới phân 3 loại rừng theo quy hoạch được duyệt; đất của các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

- Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các ban ngành có liên quan rà soát danh mục các công trình, phân loại cụ thể từng mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động trong việc mời gọi vốn đầu tư. Trong đó, cần lưu ý đến mục tiêu thực hiện việc đầu tư các công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương đã được đăng ký trong kỳ kế hoạch.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt. Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp phải bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Từng bước thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực đô thị, khu dân cư tập trung nhằm bảo đảm môi trường sinh thái.

2. Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về hạn mức giao đất, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh.

- Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí thuận lợi, theo hướng chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những khu đất đã cho tổ chức, cá nhân giao đất, cho thuê đất để sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trụ sở, cơ sở làm việc của cơ quan Nhà nước sau khi sắp xếp lại để chuyển sang mục đích sản xuất kinh doanh.

- Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng các đối tượng được thuê đất. Trong quý III/2013 hoàn thành việc thu hồi đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát quy hoạch sử dụng đất của các nông, lâm trường; thu hồi diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ tái định cư công trình thủy điện Tuyên Quang và các hộ dân còn thiếu đất sản xuất.

- Ban hành quy chế, hướng dẫn trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá kết quả thực hiện của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố để sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho tổ chức này và nhân rộng trên địa bàn các huyện, trên cơ sở ban bồi thường giải phóng mặt bằng hiện có.

[...]