Kế hoạch 1173/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 241/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Số hiệu 1173/KH-UBND
Ngày ban hành 03/08/2018
Ngày có hiệu lực 03/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Đỗ Ngọc An
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Thuế - Phí - Lệ Phí

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1173/KH-UBND

Lai Châu, ngày 03 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 241/QĐ-TTG NGÀY 23/02/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ CÔNG: THUẾ, ĐIỆN, NƯỚC, HỌC PHÍ, VIỆN PHÍ VÀ CHI TRẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (sau đây gọi là Đề án). Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Xác định các nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai các giải pháp thực hiện Đề án.

2. Yêu cầu

Thực hiện đầy đủ, kịp thời những nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Đề án.

Các nhiệm vụ triển khai Đề án phải phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, gắn với thời gian và lộ trình cụ thể, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Các nội dung của Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng

Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng cho các ngân hàng cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, như: Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2012/NĐ-CP; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền; dự thảo văn bản về cơ chế chính sách thanh toán qua ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam soạn thảo.

Đơn vị chủ trì: NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu.

Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

2. Triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội

- Phát triển, mở rộng mạng lưới thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học, các điểm giao dịch một cửa tại các cơ quan Nhà nước, các điểm thu nộp thuế của cơ quan thuế, hải quan, chi trả an sinh xã hội,… trên địa bàn tỉnh để phục vụ thanh toán qua ngân hàng.

- Chủ động nghiên cứu, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, thuận tiện cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh toán hóa đơn định kỳ (tiền điện, tiền nước, học phí), viện phí, chi trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội; trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

- Chủ động nghiên cứu, triển khai áp dụng phát triển thêm các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp, thuế, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: Trực tuyến, qua POS, mPOS, trên ứng dụng điện thoại di động thông minh, không tiếp xúc, trường gần trên di động và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác.

Đơn vị thực hiện: Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước, các cơ quan thuế, các bệnh viện, trường học, bảo hiểm xã hội,…

3. Triển khai thực hiện biện pháp trao đổi, chia sẻ thông tin phù hợp giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng

Đẩy mạnh trao đổi thông tin dữ liệu, kết nối giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán.

Mở rộng và phát triển việc kết nối liên thông giữa các ngân hàng với các đơn vị điện, nước, trường học, bệnh viện, bảo hiểm xã hội để thực hiện việc xử lý và đối chiếu thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý các khoản thu, chi với khách hàng được nhanh chóng, chính xác.

Đơn vị thực hiện: Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh căn cứ điều kiện hạ tầng và khả năng đáp ứng của mình để tổ chức triển khai thực hiện.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước, các cơ quan Thuế, các bệnh viện, trường học, bảo hiểm xã hội,..

4. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; chính quyền địa phương các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công

[...]