Kế hoạch 1159/KH-UBND triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1159/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2015
Ngày có hiệu lực 08/06/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1159/KH-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 06 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN NĂM 2015

Căn cứ nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1915/BYT-MT ngày 30/3/2015 về việc hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng cơ quan, đơn vị, gia đình và toàn xã hội về Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu: Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015 phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Chủ đề hưởng ứng: “Chung tay phòng, chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân”.

2. Các hoạt động:

2.1. Phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân ngày 02/7/2015.

2.2. Tổ chức mít tinh phát động Chiến dịch truyền thông vận động cộng đồng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thường xuyên rửa tay với xà phòng hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

2.3. Treo băng rôn, panô, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại các nơi công cộng, các tuyến đường chính, tại trụ sở cơ quan, nơi đông người qua lại nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình và nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh (phụ lục nội dung thông điệp kèm theo).

2.4. Các cơ quan thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn tăng thời lượng phản ánh về thực trạng vệ sinh nhà tiêu, tình trạng đi tiêu bừa bãi; tuyên truyền cổ động việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu hộ gia đình và nơi công cộng hợp vệ sinh, nêu các gương điển hình tiên tiến, lên án hành vi đi tiêu bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức mít tinh, tuyên truyền vận động người dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; phát động phòng trào vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn thực phẩm, chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch; ăn uống hợp lý và rèn luyện thân thể. Đẩy mạnh các hoạt động 3 sạch trong Phong trào “5 không, 3 sạch” bao gồm: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với an toàn thực phẩm; sạch ngõ gắn với vệ sinh môi trường.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thi công tốt các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả; vận động người dân giữ gìn, vệ sinh nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, tiếp tục xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, không thả rông gia súc, không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản. Thực hiện tốt vệ sinh trong nông nghiệp, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho người dân được an toàn, vệ sinh.

- Hướng dẫn người dân các kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; vệ sinh tiêu độc, khử trùng những nơi có nguy cơ cao (chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chợ bán gia cầm...).

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch liên quan đến gia súc, gia cầm không để dịch bùng phát ra diện rộng.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Triển khai giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan tới ô nhiễm môi trường; khắc phục ô nhiễm, mất vệ sinh trong các làng nghề. Phát động phong trào rộng khắp trong nhân dân nhằm thay đổi tập quán, ý thức của người dân trong việc thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và lồng ghép vào việc giảng dạy kiến thức về vệ sinh phòng bệnh cho học sinh, sinh viên để tạo thói quen thực hành các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe, góp phần xây dựng cộng đồng có nếp sống hợp vệ sinh, văn minh. Hình thành, xây dựng và phát triển phong trào học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh và nâng cao sức khỏe trong trường học và tại cộng đồng.

- Chỉ đạo triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, đặc biệt tại các trường tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ; yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện để hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng, thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, thường xuyên tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường tại các trường học.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh:

[...]