Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 401-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Số hiệu 115/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2019
Ngày có hiệu lực 30/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Dương Văn Thái
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 115/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 401-NQ/TU NGÀY 03/4/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

Thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 03/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (sau đây gọi tắt Nghị quyết số 401-NQ/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 401-NQ/TU. Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ và thời gian hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương.

2. Yêu cầu:

Các Sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị cần xác định rõ việc thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hằng năm. Trong quá trình triển khai thực hiện phải bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời khắc phục khó khăn vướng mắc, đảm bảo việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ Kế hoạch đề ra.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng

1.1. Nhóm sản phẩm chủ lực:

(1) Cây vải thiều:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 26.500 ha tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Ngạn (15.200 ha), Lục Nam (5.440 ha), Yên Thế (1.900 ha), Tân Yên (1.250 ha),...; sản lượng vải thiều đạt 150.000-160.000 tấn. Trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 19.600 ha, tập trung tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lục Nam (2.500 ha), Yên Thế (1.200 ha), Tân Yên (900 ha); với sản lượng 109.000 tấn, trong đó sản lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 65.000 tấn (chiếm 42% tổng sản lượng).

- Đến năm 2030: Diện tích khoảng 26.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lục Nam (5.400 ha), Yên Thế (1.800 ha), Tân Yên (1.250 ha),...; sản lượng vải thiều đạt 150.000-160.000 tấn. Trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 20.000 ha, tập trung tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lc Nam (3.000 ha), Yên Thế (1.000 ha), Tân Yên (1.000 ha); sản lượng 131.200 tấn, trong đó sản lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 110.000 tấn (chiếm 70% tổng sản lượng).

(2) Cây cam:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Lục Ngạn (4.150 ha), Lục Nam (400ha), Yên Thế (150 ha), Sơn Đng (140 ha),...; sản lượng đạt khoảng 67.000 tấn. Trong đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 3.300 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (3.000 ha), Lục Nam (180 ha), Sơn Động (50 ha),...; sản lượng đạt 48.400 tấn.

- Đến năm 2030: Duy trì ổn định diện tích 5.000 ha, tập trung ở Lục Ngạn (4.150 ha), Lục Nam (400 ha), Yên Thế (150 ha), Sơn Động (140 ha),...; sản lượng 72.500 tấn. Trong đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 4.400 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (4.000 ha), Lục Nam (250 ha), Sơn Động (80 ha),...; sản lượng đạt khoảng 67.000 tấn.

(3) Cây Bưởi:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 4.600 ha tại các huyện: Lục Ngạn (2.388 ha), Yên Thế (555 ha), Hiệp Hòa (437 ha), Lục Nam (425 ha), Tân Yên (355 ha),...; sản lượng đạt 50.000 tấn. Trong đó, diện tích bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 2.500 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (1.500 ha), Hiệp Hòa (220 ha), Lục Nam (200 ha), Tân Yên (185 ha),...; sản lượng đạt 29.000 tấn.

- Đến năm 2030: Duy trì diện tích khoảng 4.600 ha; sản lượng 60.000 tấn. Trong đó, diện tích bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 3.300 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (2.000 ha), Yên Thế (300 ha), Hiệp Hòa (260 ha), Lục Nam (250 ha),...; sản lượng đạt 44.300 tấn.

(4) Cây lúa:

- Đến năm 2025: Diện tích gieo trồng trên 100 nghìn ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (16.100 ha), Hiệp Hòa (15.900 ha), Yên Dũng (14.100 ha), Lạng Giang (13.950 ha), Tân Yên (12.500 ha), Việt Yên (12.450 ha),...; sản lượng 595 nghìn tấn. Trong đó, diện tích lúa chất lượng 48 nghìn ha (chiếm 48% tổng diện tích), sản lượng 296 nghìn tấn.

- Đến năm 2030: Diện tích gieo trồng khoảng 98 nghìn ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (15.700 ha), Hiệp Hòa (15.700 ha), Yên Dũng (14.000 ha), Lạng Giang (13.600 ha), Việt Yên (12.400 ha); Tân Yên (12.200 ha), ...; sản lượng 588 nghìn tấn. Trong đó diện tích lúa chất lượng 55 nghìn ha (chiếm 56% tổng diện tích), sản lượng gần 340 nghìn tấn.

(5) Cây rau mầu:

- Đến năm 2025: Diện tích sản xuất rau các loại 27.000 ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (5.820 ha), Hiệp Hòa (3.350 ha), Tân Yên (3.250 ha), Lạng Giang (3.200 ha), Việt Yên (2.800 ha), Yên Dũng (2.770 ha), ...; sản lượng đạt 513 nghìn tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với quy diện tích khoảng 10.000 ha (chiếm khoảng 37% tổng diện tích rau của tỉnh); sản lượng đạt 209 nghìn tấn, trong đó rau phục vụ chế biến xuất khẩu khoảng 3.000 ha.

- Đến năm 2030: Diện tích sản xuất rau các loại nâng lên 28.000 ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (5.950 ha), Hiệp Hòa (3.450 ha), Tân Yên (3.350 ha), Lạng Giang (3.300 ha), Yên Dũng (3.000 ha), Việt Yên (2.950 ha),...; sản lượng khoảng 560 nghìn tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với quy mô diện tích 15 nghìn ha (chiếm khoảng 53% tổng diện tích rau của tỉnh); sản lượng rau an toàn đạt khoảng 330.00 tấn, trong đó rau phục vụ chế biến xuất khẩu khoảng 5.000 ha.

(6) Con lợn:

[...]