Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kết luận 226-KL/TU về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động 35-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 111/KH-UBND
Ngày ban hành 05/12/2018
Ngày có hiệu lực 05/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Hải Anh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 226-KL/TU NGÀY 10/7/2018 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 35-CTR/TU NGÀY 15/01/2014 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04/11/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thực hiện Kết luận số 226-KL/TU ngày 10/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 35/-CTr/TU ngày 15/01/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Kết luận số 226-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Kết luận số 226-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trọng tâm là: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân về vai trò, ý nghĩa việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển vững chắc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện Kết luận số 226-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải đặt dưới sự lãnh đạo, điều hành chặt chẽ, toàn diện của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, phát huy vai trò tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo đồng bộ, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, bảo đảm gắn với thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức XVI đã đề ra.

- Xác định các nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân gắn với trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Đối với giáo dục mầm non

- Tập trung nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ; chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ bước vào lớp 1; tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

- Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 57 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (38,3%), tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 34,6%.

1.2. Đối với giáo dục phổ thông

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm phát triển phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng sống và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh và công tác nâng cao thể lực, tầm vóc cho học sinh các độ tuổi.

- Hình thành và phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt cho học sinh tiểu học. Học sinh được hướng nghiệp từ cấp trung học cơ sở và định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

- 100% các cơ sở giáo dục được sử dụng nước sạch; 100% các cơ sở giáo dục có đủ công trình vệ sinh, trong đó có 70% công trình vệ sinh đạt chuẩn từ năm học 2018-2019.

- Đến năm 2020, đảm bảo có đủ giáo viên, thiết bị dạy học và 01 phòng/lớp 1 để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới học 2 buổi/ngày theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh chương trình 10 năm với thời lượng 4 tiết/tuần; huy động trên 99,8% trẻ 06 tuổi vào học lớp 1, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%, tỷ lệ trẻ từ 11 đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt trên 95%; 173 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 82 trường tiểu học (56,9%), 83 trường trung học cơ sở (52,9%), 08 trường trung học phổ thông (26,7%).

- Đến năm 2025, 100% các trường tiểu học có đủ giáo viên và phòng học để triển khai dạy học 2 buổi/ngày; 100% học sinh được học ngoại ngữ từ lớp 3 đến lớp 12 theo chương trình tiếng Anh 10 năm; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt ít nhất 95%, đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp hàng năm đạt ít nhất 90%, đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

1.3. Đối với giáo dục nghề nghiệp

- Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo người học ra trường có đủ năng lực thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; tăng cường liên kết, đa dạng hóa loại hình và ngành, nghề đào tạo gắn với nhu cầu người học và nhu cầu xã hội.

- Đến năm 2020, phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 07/10/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 70% nhà giáo có khả năng dạy được cả lý thuyết và thực hành; trên 25% nhà giáo có trình độ thạc sĩ; 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được kiểm định chất lượng và đạt tiêu chuẩn; 100% học sinh, sinh viên được tư vấn giới thiệu việc làm theo chuyên môn đào tạo, tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo trên 70%.

1.4. Đối với giáo dục đại học

- Trường Đại học Tân Trào tiếp tục xây dựng, phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; từng bước thực hiện đề án tự chủ và chiến lược phát triển nhà trường; nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của xã hội.

- Đến năm 2021, phấn đấu 95% giảng viên trực tiếp đứng lớp có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó 20% có trình độ tiến sĩ; đến năm 2025, có 30% giảng viên trực tiếp đứng lớp có trình độ tiến sĩ, trường được xếp hạng 10 trong số các trường đại học địa phương và xếp 100 trong số các đại học trong cả nước. Giai đoạn 2018-2025, phấn đấu tuyển sinh đạt trên 80% chỉ tiêu, trong đó hệ chính quy 70%, các hệ khác đạt từ 90% - 100%; thực hiện kiểm định tối thiểu 10 chương trình đào tạo đạt chuẩn; mở thêm ít nhất 10 ngành đại học, 8 ngành thạc sĩ và 5 ngành tiến sĩ; 20% số sản phẩm khoa học ứng dụng được đưa vào thực tiễn sản xuất và cung cấp sản phẩm.

1.5. Đối với giáo dục thường xuyên

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ