Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác xây dựng Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 110/KH-UBND
Ngày ban hành 25/03/2021
Ngày có hiệu lực 25/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHỢ VĂN MINH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP; Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh về quy định phân cấp quản lý chợ; Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác xây dựng Chợ văn minh thương mại giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị và xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng nếp sống văn minh, nét đẹp văn hóa trong mua bán tại các chợ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của qun chúng nhân dân.

- Xây dựng chợ ngày càng khang trang, sạch đẹp, đưa hoạt động thương mại ngày càng phát triển, thể hiện nét văn minh, tiến bộ theo yêu cầu của xã hội.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, văn minh thương mại của hệ thng chợ trên địa bàn.

2. Yêu cầu:

Việc xây dựng chợ văn minh thương mại phải được triển khai nghiêm túc, bài bản, tránh hình thức, chạy theo thành tích; phải thực hiện được mục tiêu xây dựng chợ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,…

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chỉ tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 25 chợ trên địa bàn tỉnh được công nhận “Chợ văn minh thương mại” theo bộ tiêu chí Chợ văn minh thương mại do UBND tỉnh quy định.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

 

 

 

 

 

Đvt: ch

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Thành phố Huế

 

 

01

01

 

02

2

Thị xã Hương Thủy

02

02

01

01

01

07

3

Thị xã Hương Trà

01

 

01

 

 

02

4

Huyện Phong Điền

01

 

01

 

 

02

5

Huyện Quảng Điền

 

01

 

01

01

03

6

Huyện Phú Vang

01

01

01

 

01

04

7

Huyện Phú Lộc

 

01

01

 

 

02

8

Huyện Nam Đông

01

01

 

 

 

02

9

Huyện A Lưới

01

 

 

 

 

01

 

Tổng cộng

07

06

06

03

03

25

3. Nội dung thực hiện:

a) Chú trọng công tác đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất hệ thống chợ trên địa bàn.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của chợ.

c) Tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ, kỹ năng bán hàng văn minh thương mại, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác phòng chống cháy nổ.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý giá, vệ sinh an toàn thực phm, phòng chống cháy nổ tại chợ.

4. Các giải pháp thực hiện:

a) Việc triển khai xây dựng chợ văn minh thương mại phải thực chất, tránh các biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích; tập trung nâng cao chất lưng, tính hiệu quả của việc công nhận chợ văn minh thương mại, đảm bảo việc công nhận chợ phải đúng thủ tục, tiêu chuẩn, thẩm quyền công nhận.

b) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền; đưa chỉ tiêu thực hiện xây dựng chợ văn minh thương mại vào nghị quyết của cấp ủy đảng, kế hoạch của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

c) Tổ chức mời gọi, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng chợ theo phương thức xã hội hóa; trong đó cần thu hút nguồn vốn của các công ty, doanh nghiệp có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong hoạt động thương mại, nhằm từng bước chỉnh trang, tạo mỹ quan, khang trang sạch đẹp cho chợ.

d) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ nhằm nâng cao năng lực cho các nhân viên quản lý chợ; kỹ năng bán hàng văn minh thương mại, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống cháy nổ trong kinh doanh cho các tiểu thương tại các chợ.

đ) Tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của tiểu thương trong việc xây dựng nếp giao tiếp ứng xử văn minh trong kinh doanh thương mại, không chèo kéo tranh giành khách; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, không trưng bày hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường... bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.

e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện tiêu chí Chợ văn minh thương mại và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp lý; gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

g) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thực hiện công tác xây dựng chợ văn minh thương mại.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]