Kế hoạch 11/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022

Số hiệu 11/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2022
Ngày có hiệu lực 13/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

Căn cứ Quyết định 42/QĐ-UBND ngày 07/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh; theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 01/TTr-STP ngày 07/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đồng bộ, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan; đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí kịp thời cho người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác trên địa bàn tỉnh.

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý và pháp luật khác; nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân, đặc biệt là người được trợ giúp pháp lý về quyền được trợ giúp pháp lý đnâng cao nhận thức của cộng đồng.

3. Bám sát nội dung của Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện, gắn kết với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý năm 2022.

4. Các nội dung cụ thể, khả thi, xác định rõ trách nhiệm và tiến độ thực hiện; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện tốt Chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và ổn định kinh tế - xã hội; góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công “mục tiêu kép” của tỉnh.

II. Nội dung

1. Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý

1.1. Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đảm bảo chất lượng, hiệu quả, chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phân công Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng, hoàn thành chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ Tư pháp.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

1.2. Thực hiện quản lý chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; đảm bảo chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đáp ứng yêu cầu tại Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

1.3. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện có hiệu quả trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; thông tin, thông báo về người được trợ giúp pháp lý trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính do các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa, bảo vệ kịp thời.

- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Tỉnh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) và các ngành thành viên

- Thời gian thực hiện: cả năm.

2. Tiếp tục truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Biên soạn tờ gấp, cẩm nang pháp luật và các sản phẩm truyền thông khác về trợ giúp pháp lý để phát hành miễn phí cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý và người dân trên địa bàn tỉnh; cung cấp số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí để người dân dễ dàng liên hệ khi có nhu cầu.

- Xây dựng, đăng tải các chương trình truyền hình, chuyên mục truyền thông về trợ giúp pháp lý trên báo, đài, Cổng thông tin điện tử của tỉnh để quảng bá về ý nghĩa, vai trò của chính sách trợ giúp pháp lý, chú trọng đến các đối tượng trợ giúp pháp lý đặc thù như người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, nạn nhân bị mua bán, người dân tộc thiểu số, nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới,...

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã; Trung tâm truyền thông tỉnh và các cơ quan liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý I-III/2022.

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý

3.1. Củng cố, phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý: bổ sung Trợ giúp viên pháp lý, rà soát các Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ Tư pháp).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ