Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 103-KH/TU thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2023
Ngày có hiệu lực 06/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 06 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 103-KH/TU, NGÀY 21/3/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20-CT/TW, NGÀY 12/12/2022 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 12/12/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Thực hiện Kế hoạch số 103-KH/TU, ngày 21/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 103- KH/TU với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW và Kế hoạch số 103-KH/TU.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương trong triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 20-CT/TW và Kế hoạch số 103-KH/TU.

- Đẩy mạnh công tác đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài, cần thiết, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy, phát triển thị trường lao động; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động nông thôn; quảng bá văn hóa, hình ảnh tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam và tỉnh Lạng Sơn ra thế giới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh; cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, có biện pháp phù hợp để đẩy mạnh công tác đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm khuyến khích người lao động tham gia, tạo bước đột phá trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo mục tiêu đã đề ra.

- Phối hợp chặt chẽ, phân công, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan và của địa phương, nhất là người đứng đầu đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, để đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ việc chuẩn bị nguồn lao động, tổ chức đào tạo, kết nối thị trường, doanh nghiệp, bảo đảm thực sự hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh tìm kiếm, kết nối thị trường tiếp nhận lao động để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh, đặc biệt là lực lượng thanh niên, bộ đội, công an xuất ngũ giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề cao, tiếp thu công nghệ tiên tiến, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, khi về nước là một trong những lực lượng nòng cốt thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hằng năm có từ 5.000 lao động trở lên đi làm việc tại thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; từ 400 lao động trở lên đi làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước khu vực Tây Á, châu Âu,…

- Phấn đấu số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm tăng từ 10% đến 15%.

(Chi tiết tại Biểu số 01 kèm theo).

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong tình hình mới

- Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhằm tạo sự đồng thuận cao trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các hình thức khác phù hợp.

- Tăng cường quản lý lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài để hạn chế thấp nhất số lao động xuất cảnh đi làm việc bất hợp pháp, không để người lao động vi phạm luật pháp nước sở tại làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và tỉnh. Kịp thời báo cáo cơ quan ngoại giao của Việt Nam để bảo hộ công dân của tỉnh phù hợp với quy định. Chủ động kết nối với các cơ quan trung ương để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường lao động nước ngoài làm cơ sở đàm phán, xúc tiến hợp tác quốc tế về lao động; tích cực trao đổi thông tin với địa phương của các nước được Trung ương cho phép hợp tác cung ứng lao động về nhu cầu, quyền và nghĩa vụ của người lao động để bảo đảm người lao động có việc làm ổn định, tiền lương thỏa đáng và an toàn.

- Quản lý lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài phải gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quy định cơ chế cung cấp, thiết lập cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, liên thông đồng bộ dữ liệu người lao động làm việc ở nước ngoài giữa các ngành lao động - thương binh và xã hội, công an, ngoại vụ và các ngành, địa phương liên quan. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương, chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán của nước tiếp nhận cho người lao động; tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở các thị trường truyền thống gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, các nước Tây Á, châu Âu,…; ưu tiên đưa lao động đã qua đào tạo đi làm việc tại những thị trường lao động có thu nhập cao, môi trường làm việc an toàn. Đàm phán, trao đổi thông tin với địa phương các nước để đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng thời vụ theo hình thức hợp tác giữa các địa phương.

- Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về tham gia thị trường lao động trong nước. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, người lao động vi phạm pháp luật nước sở tại; đấu tranh phòng, chống việc lợi dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia.

[...]