Kế hoạch 108/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 28/09/2011
Ngày có hiệu lực 28/09/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Minh Tiến
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 9 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 24/8/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả thiết thực Nghị quyết của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai như sau:

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1 - Mục đích:

1.1 - Nhằm tiếp tục quán triệt đến tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP. Đồng thời, xây dựng chương trình thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

1.2. - Ngăn chặn, giảm tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí: giảm số vụ tai nạn giao thông, giảm số người chết, giảm số người bị thương; riêng năm 2011 phải phấn đấu giảm tối thiểu 3% về số người chết di tai nạn giao thông so với năm 2010.

1.3 - Tích cực hưởng ứng hoạt động “Phòng chống người lái xe uống rượu, bia” trong chương tình “Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020” của Liên hiệp quốc. Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm.

2 - Yêu cầu:

2.1 - Các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh ngiệp, trường học, các đon vị lực lượng vũ trang phải chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị để thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả cao nhất.

2.2 - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Phát huy tính tự giác của toàn dân trong việc tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nhằm đạt mục tiêu chung giảm thiểu tai nạn trên địa bàn tỉnh.

2.3 - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng, kết hợp với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm giữ nghiêm kỷ cương chấp hành Luật Giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, tạo động lực mới nhằm đẩy lùi tai nạn giao thông.

II - NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1 - Nhiệm vụ:

1.1 - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; duy trì thường xuyên việc triển khai phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, từng bước tạo ra nếp sống văn hoá trong quá trình tham gia giao thông. Nội dung trọng tâm cần ưu tiên và tập trung tuyên truyền, gồm: Tuyên truyền, gồm: Tuyên truyền Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị định quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; các quy định cua Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

1.2 - Tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm, năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.

1.3 - Quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện tham gia giao thông vận tải; quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện; tổ chức tốt dịch vụ vận tải công cộng tại thành phố, thị trấn, thị tứ.

1.4 - Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Thực hiện tốt công tác quản lý, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; tăng cường công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông.

1.5 - Kiện toàn bộ máy và đào tào nguồn nhân lực chuyên trách công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh công tác chống tiêu cực ở các lĩnh vực như: đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; thanh tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.

2 - Giả pháp:

2.1 - Tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh với các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, tạo dư luận mạnh mẽ “Nói không với vi phạm trật tự an toàn giao thông”. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền với hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, bảo đảm dễ hiểu và mang tính giáo dục cao; tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao, thường xuyên tham gia giao thông.

Xây dựng chương trình cụ thể về công tác tuyền truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức; huy động tốt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tuyên truyền cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyền truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn lái xe uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sóng “văn hoá giao thông”, tự giác chấp hành các quy định cảu pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đưa văn hoá giao thông vào nội dung cuộc vận đọng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.

2.2 - Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy (đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa); tuyên truyền, giáo dục, vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách; ngăn chặn học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

2.3 - Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông, nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học. Các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

2.4 - Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về cấp cứu, nâng cao năng lực đáp ứng cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế; đào tạo kỹ năng cấp cứu ban đầu về chấn thương do tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông.

2.5 - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô. Thực hiện các biện pháp quản lý ngay tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến với xe ô tô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện (đặc biệt là đối với xe ô tô mà người lái sử dụng rượu, bia). Tăng cùng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe ô tô chở khách, xe ô tô tải vi phạm quy định về tốc độ; chỏ quá tải, quá số người quy định; đi không đúng làn đường; vi phạm quy định về thời gian lái xe; đón, trả khách không đúng nơi quy định; lái xe ô tô sử dụng rượu, bia. Nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện giao thông; kiểm soát va xử lý ngiêm các trường hợp phương tiện giao thông lưu hành không đảm bảo an toàn, xe quá khổ, quá tải, xe hết niên hạn sử dụng. Quản lý chặt chẽ các xe xuất bến và đội ngũ lái xe, không để xảy ra nạn “xe dù bến cóc” trên địa bàn. Nâng cao chất lượng và năng lực vận chuyển hành khách trong dịp nghỉ lễ, tết, các kỳ thi đại hcọ, cao đẳng bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Tăng cường quản lý hoạt động chỏ khách ngang sông; cương quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm về đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, cứu đắm người điều khiển phương tiện thuỷ không có chứngchỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ không phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh vận động người đi đò tự giác mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xa phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chỏ quá số người quy định, đò ngang không có đủ áo phao và phao cứu sinh.

[...]