Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 108/KH-UBND triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2024

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2024
Ngày có hiệu lực 30/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Cao Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) THUỘC TỈNH NINH BÌNH NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) và Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 28/06/2022 về việc sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2024 (sau đây gọi tắt là DDCI) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng tham mưu, điều hành kinh tế giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực.

- Tạo kênh thông tin tin cậy, minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến khách quan, hiệu quả, xây dựng và nâng cao chất lượng điều hành kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương và của các sở, ban, ngành trong tỉnh.

- Kết quả khảo sát DDCI làm cơ sở để nghiên cứu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác điều hành của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

2. Yêu cầu

- Công tác triển khai việc đánh giá phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan. Kết quả đánh giá phải được tổng hợp phân tích mang tính khoa học và đánh giá một cách đầy đủ, công khai, minh bạch có trách nhiệm và đảm bảo quy định.

- Số lượng mẫu khảo sát phải đảm bảo đủ độ tin cậy, khoa học. Thông tin khảo sát từ doanh nghiệp phải tuyệt đối được giữ bí mật để bảo đảm cho doanh nghiệp trả lời chính xác, khách quan với thực tiễn. Phương pháp tính điểm các chỉ tiêu đảm bảo tính tương đồng, so sánh giữa các đơn vị qua các năm.

- Việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải thực hiện với nội dung, tiêu chí, đối tượng cụ thể, thiết thực những vấn đề đang được doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện TTHC; phản ánh khách quan tình hình hoạt động cũng như khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành và địa phương.

- Việc tuyển chọn nhà thầu phải khách quan, độc lập; nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá và xây dựng báo cáo kết quả DDCI Ninh Bình năm 2024.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Đối tượng được khảo sát, đánh giá

Đối tượng được khảo sát, đánh giá được chia thành 02 nhóm như sau:

- Nhóm 1, các sở, ban, ngành gồm 23 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Công thương; Sở Giao thông vận tải; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Tài chính; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban quản lý các Khu công nghiệp; Thanh tra tỉnh; Công An tỉnh (Phòng cháy chữa cháy); Cục Thuế tỉnh; Cục Hải quan Hà Nam Ninh; Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường Ninh Bình.

- Nhóm 2, các địa phương gồm 8 UBND cấp huyện, thành phố: thành phố Ninh Bình; thành phố Tam Điệp; huyện Hoa Lư; huyện Gia Viễn; huyện Kim Sơn; huyện Nho Quan; huyện Yên Khánh; huyện Yên Mô.

2. Phạm vi, quy mô khảo sát

- Phạm vi khảo sát: các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và có tương tác hoặc sử dụng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thành phố trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/6/2024.

- Số lượng dự kiến: Khoảng 3.100 doanh nghiệp (kỳ vọng tỷ lệ hồi đáp 25-30%), trong đó:

+ 800 doanh nghiệp đánh giá khối địa phương (Mỗi doanh nghiệp chỉ đánh giá 01 địa phương nơi đặt trụ sở chính hoặc địa phương nơi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát khối địa phương là 800 phiếu).

+ 2300 doanh nghiệp đánh giá khối sở, ban, ngành (Đối với khối sở, ban, ngành doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ đánh giá 01 sở, ban, ngành trực tiếp giải quyết TTHC và 01 phiếu đánh giá thêm 01 sở, ban, ngành có liên hệ giải quyết TTHC hoặc có hiểu biết nhất. Tổng số phiếu khảo sát khối sở, ban, ngành = 2.300DN x 2 phiếu).

- Số phiếu khảo sát dự kiến phát ra: khoảng 5.400 phiếu

3. Phương pháp khảo sát

Điều tra, khảo sát kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, hiệu quả, gồm:

- Khảo sát phỏng vấn trực tiếp (25% tổng số phiếu phát ra): tại doanh nghiệp (hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công/Bộ phận Một cửa cấp huyện, thành phố) nhằm xác thực thông tin và kiểm soát chất lượng.

- Khảo sát bằng thư tín qua đường bưu điện: (25% tổng số phiếu phát ra) phiếu khảo sát sẽ được gửi đến doanh nghiệp thông qua đường thư tín.

[...]