Kế hoạch 36/KH-UBND về nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 19/06/2024
Ngày có hiệu lực 19/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 19 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) NĂM 2024

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Nghị quyết số 105-NQ/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 26/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 105-NQ/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024, với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Duy trì vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế “tốt” trên bảng xếp hạng cả nước.

- Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Nghị quyết số 105-NQ/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 26/6/2021 của UBND tỉnh.

- Tiếp tục nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, công khai, minh bạch, thân thiện, đẩy mạnh chuyển đổi số vào phục vụ, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu

- Các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch sát với thực tế và có tính khả thi để duy trì vị trí xếp hạng PCI trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; các giải pháp đưa ra mang tính tổng thể để các sở, ngành, địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch chi tiết trong việc cải thiện điểm số các chỉ số, chỉ tiêu thành phần PCI được phân công thực hiện.

- Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu sâu các chỉ số, chỉ tiêu thành phần PCI mình được phân công phụ trách; học tập, nghiên cứu các tỉnh, thành phố có điểm số cao, cách làm hay đối với các chỉ số, chỉ tiêu thành phần để xây dựng kế hoạch hành động của ngành, lĩnh vực, địa phương mình đảm bảo tính hiệu quả, thực chất của các giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong năm 2024.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

- Năm 2024 phấn đấu nâng điểm số PCI tỉnh Bắc Giang đạt 70,95 điểm, tăng 1,20 điểm so với năm 2023; nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế “tốt” trên bảng xếp hạng cả nước.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện điểm số, thứ hạng của các chỉ số thành phần đang nằm trong nhóm 15 các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; đồng thời chú trọng cải thiện các chỉ số thành phần có gắn trọng số cao , tập trung khắc phục những hạn chế của chỉ số thành phần giảm điểm, giảm thứ hạng năm 2023.

2. Phân công nhiệm vụ

TT

Chỉ số thành phần

Mục tiêu 2024

Lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách

Đơn vị đầu mối

Đơn vị chủ trì

1

Chi phí không chính thức

7,45

Đ/c Lê Ánh Dương

Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án Nhân dân tỉnh, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Xây dựng, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang

2

Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

7,20

Đ/c Lê Ánh Dương

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

3

Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự

8,10

Đ/c Lê Ánh Dương

Sở Tư pháp

Sở Tư pháp, Tòa án Nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ

4

Tính minh bạch

6,15

Đ/c Mai Sơn

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

5

Chi phí thời gian

7,76

Đ/c Mai Sơn

Sở Nội vụ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông,

6

Đào tạo lao động

5,91

Đ/c Mai Sơn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Lao động - TB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo

7

Tiếp cận đất đai

7,07

Đ/c Lê Ô Pích

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

8

Gia nhập thị trường

7,11

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương

9

Cạnh tranh bình đẳng

6,45

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ

10

Chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp

7,29

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Công Thương

Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước CN tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Tư pháp

(Phân công chi tiết tại Phụ lục I, II, III kèm theo)

III. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành

- Các cấp, các ngành và địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được nêu tại Nghị quyết số 105-NQ/TU, Kế hoạch số 293/KH-UBND, Kế hoạch số 22/KH-UBND[1]. Thực hiện tốt các đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trên các lĩnh vực để thu hút các nguồn lực cho phát triển, nhất là cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư lớn, phát triển các ngành sản xuất thân thiện với môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

- Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thống nhất cao chủ trương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Coi việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là nhiệm vụ trọng tâm và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành phù hợp với pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Kịp thời giải quyết, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi cần thiết.

2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, cải cách hành chính

- Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi công vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực và tăng cường kiểm tra, giám sát. Quán triệt và thực hiện tốt phương châm “3 dám”, “3 hơn”, “5 rõ”[2] theo tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 02/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ; đồng thời bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 213/KH- UBND ngày 29/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2024, đẩy mạnh nâng cao chất lượng cải cách hành chính (CCHC), cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn liền với chuyển đổi số toàn diện. Hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên ứng dụng hiệu quả thành tựu của chuyển đổi số xây dựng nền hành chính của tỉnh ngày càng chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

- Các sở, ngành và địa phương chủ động rà soát, phát hiện các bất cập về TTHC, giấy tờ công dân cần cắt giảm, đơn giản hóa, phân cấp thẩm quyền giải quyết, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa, phân cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền trong việc giải quyết TTHC liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy định, TTHC; tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết TTHC và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, địa phương.

[...]