Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 10795/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm 2018 và năm 2019, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2019 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 10795/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2018
Ngày có hiệu lực 10/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Trần Văn Vĩnh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10795/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 10 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2018 VÀ NĂM 2019, PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2019

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội; đồng thời, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tỉnh Đồng Nai, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Đảm bảo hàng hóa phục vụ các ngày lễ, tết trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra trường hợp găm hàng, khan hiếm hàng hóa và tăng giá hàng hóa cục bộ.

- Thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh.

II. CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2018-2019

1. Danh mục mặt hàng và lượng hàng tham gia Chương trình

1.1 Mặt hàng

Triển khai đối với 11 mặt hàng: Gạo, đường, dầu ăn, thịt gà, thịt heo, trứng gia cm, gia vị (bột ngọt, bột nêm), nước chấm (nước tương, nước mắm), sách giáo khoa, vở học sinh, thuốc tân dược.

1.2 Lượng hàng

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,031 triệu người cùng một số lượng khách vãng lai, nhập cư, kế hoạch này dự kiến phục vụ cho khoảng 3,2 triệu người (khoảng 799.000 hộ). Thời gian dự trữ: 01 tháng.

STT

Mặt hàng

ĐVT

Số lượng

1

Gạo

kg

400.000

2

Đường

kg

259.200

3

Dầu ăn

lít

241.920

4

Thịt gà

kg

158.400

5

Thịt heo

kg

440.000

6

Trứng gia cầm

quả

2.400.000

7

Bột ngọt, bột nêm

kg

69.120

8

Nước chấm:

 

 

 

- Nước mắm

lít

352.000

 

- Nước tương

lít

172.000

9

Sách giáo khoa

bộ

451.895

10

Vở học sinh

quyển

200.000

Ghi chú:

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa - vở học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu, có kinh nghiệm và năng lực tổ chức, thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế và có hệ thống phân phối, đáp ứng đầy đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của chương trình. Doanh nghiệp được vay vốn từ ngân sách với lãi suất bng không để thực hiện chương trình bình ổn giá sách giáo khoa, vở học sinh niên học 2018-2019, sau khi có phê duyệt của UBND tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Công Thương, Sở Tài chính sẽ làm thủ tục cho vay.

2. Đối tượng và điều kiện tham gia

Tất cả các thương nhân thuộc thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh

2.1 Đối tượng

- Đối tượng được vay vốn ngân sách: Là thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, gồm: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); các hộ kinh doanh và các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

- Đối tượng được đề nghị cam kết tham gia bình ổn thị trường của tỉnh khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ vào các dịp lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đang kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn giá (ngoài 03 mặt hàng: Thuc tân dược, sách giáo khoa và vở học sinh).

2.2 Điều kiện tham gia

- Đối với các đơn vị được vay vốn ngân sách:

+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Có chức năng sản xuất, kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các mặt hàng thuộc Chương trình bình ổn; có uy tín, năng lực; đáp ứng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình;

+ Cam kết tổ chức phân phối hàng hóa phù hợp với chủng loại, số lượng theo kế hoạch đã được thẩm định, đáp ng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm;

+ Có năng lực tài chính;

+ Có ít nhất 01 điểm bán bình ổn giá;

[...]