Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2016
Ngày có hiệu lực 20/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam bắt đầu từ năm năm 2006 với tỉ số là 109,8 bé trai/100 bé gái (viết tắt là 109,8). Trong những năm gần đây, tỷ số này vẫn tiếp tục tăng ở mức cao (năm 2011 là 111, 9; năm 2012 là 112,3; năm 2013 là 113,8; năm 2014 là 112,2). Các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước đều dự báo, tỉ lệ MCBGTKS của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Tỉnh Ninh Bình là một trong các tỉnh có tỉ lệ MCBGTKS ở mức cao và tốc độ gia tăng nhanh, cụ thể: năm 2011 là 110,6; năm 2012 là 113,9; năm 2013 là 114,4; năm 2014 là 113,8; năm 2015 là 113,1 và dự kiến năm 2016 là 115,2.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mc tiêu cthể

- Mục tiêu 1: Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,4 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115 vào năm 2020.

- Mục tiêu 2: Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi, địa bàn thực hiện

- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Địa bàn triển khai: 145 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng

Lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng; những người đứng đầu dòng họ, gia đình và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên chun bị kết hôn, sinh viên trong các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, học sinh trong các trường phổ thông, các trường nghề trên địa bàn tỉnh; những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính thai nhi.

3. Thi gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đi hành vi của cộng đồng xã hội về mất cân bằng giới tính khi sinh

- Cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hệ lụy cho lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín trong cộng đồng; tình hình triển khai, kết quả thực hiện và các yếu tố cản trở thực hiện Đề án:

+ Thông qua Bản tin nội bộ của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hệ lụy, giải pháp của tình trạng này đến các Chi bộ trong tỉnh.

+ Lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vào hoạt động của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể các cấp để tuyên truyền đến các hội viên và nhân dân trong tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Tạp chí và mạng truyền thông ngành Y tế, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã).

- Thực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới để cung cấp các văn bản chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về Kim soát mất cân bằng giới tính khi sinh và trực tiếp cung cấp các thông tin, kiến thức về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy, giải pháp của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho các nhóm đối tượng (Lãnh đạo chính quyền, các ngành cấp xã, thôn; những người có uy tín trong dòng họ, gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn xóm; công nhân làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, khu công nghiệp).

- Trực tiếp đến hộ gia đình để tuyên truyền, tư vấn, vận động, thuyết phục nhân dân không thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và phá thai vì mục đích giới tính.

- Xây dựng Pano, áp phích và kẻ vẽ khẩu hiệu tuyên truyền tại các trung tâm đông dân cư, nhiều người qua lại và tại các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

[...]