Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2020
Ngày có hiệu lực 13/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1.000 NGÀY ĐẦU ĐỜI NHẰM PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ EM NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT NAM” TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”, Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

a) Đến năm 2025

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11%;

- Tỷ lệ trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 4%;

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 23%.

b) Đến năm 2030

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10,5%;

- Tỷ lệ trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 3,8%;

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 20%.

2.2. Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ

a) Đến năm 2025

- 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu;

- 60% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn;

- 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tuổi ăn bổ sung đúng cách.

b) Đến năm 2030

- 85% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 30% bà mẹ cho trẻ mẹ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu;

- 70% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn;

- 80% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tuổi ăn bổ sung đúng cách.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]