Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Số hiệu | 72/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/07/2020 |
Ngày có hiệu lực | 07/07/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Tống Quang Thìn |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời để phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:
I. Căn cứ triển khai thực hiện
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”;
- Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới;
- Thông tư 38/2016/TT-BYT ngày 31/10/2016 của Bộ Y tế về việc quy định một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 13/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về tăng cường dinh dưỡng trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 02/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Y tế-Dân số giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 24/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
II. Thực trạng công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Ninh Bình năm 2008 là 22,3%, đến năm 2017 là 13,3%, như vậy sau 10 năm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh Ninh Bình giảm 9%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2008 là 33,3%, đến năm 2017 giảm còn 23,8%, sau 10 năm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh giảm được 9,5%. Như vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có giảm nhưng rất chậm, các tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao so với mặt bằng chung của toàn quốc đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em đã được chú trọng, nhất là bổ sung dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng, do vậy, tỷ lệ trẻ em có cân nặng sơ sinh dưới 2.500 gam năm 2019 giảm còn 1,84%. Tính đến hết năm 2019, có 51% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 100% trẻ từ 6-36 tháng tuổi và trên 95% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống bổ sung vitamin A liều cao.
Chiến lược dinh dưỡng trong giai đoạn tới sẽ tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề “gánh nặng kép về dinh dưỡng” đó là: giảm suy dinh dưỡng thấp còi cải thiện thể lực và nâng cao tầm vóc của trẻ em Việt Nam, đồng thời phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Các hoạt động can thiệp sẽ tập trung vào cửa sổ cơ hội quý giá nhất trong đời người đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ, cụ thể có thể chia thành 3 giai đoạn nhỏ là: (i) Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai; (ii) chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đầu; (iii) chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6-24 tháng. Tuy nhiên, chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ hiện nay chưa được quan tâm đúng mức nên trong giai đoạn tới để đạt được các mục tiêu Chính phủ giao về dinh dưỡng thì cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội.
1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
TT |
Tên chỉ tiêu |
ĐVT |
Thực hiện năm 2019 |
Chỉ tiêu năm 2025 |
Chỉ tiêu năm 2030 |
1 |
Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi |
|
|
|
|
1.1 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi |
% |
22,4 |
<20 |
<15 |
1.2 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân |
% |
12,7 |
<11 |
<10,5 |
1.3 |
Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2.500g |
% |
1,84 |
<1,8 |
<1,75 |
1.4 |
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai |
% |
26,5 |
<23 |
<20 |
2 |
Mục tiêu 2: Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ |
|
|
|
|
2.1 |
Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong 1 giờ đầu sau sinh |
% |
77,3 |
>80 |
>85 |
2.2 |
Duy trì tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu |
% |
51,0 |
>51,0 |
>51,0 |
2.3 |
Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi ăn bổ sung hợp lý (đúng độ tuổi, đúng khẩu phần) |
% |
- |
≥70 |
≥80 |
2.4 |
Tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn |
% |
- |
>60% |
>70% |
1. Về cơ chế chính sách
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp; đồng thời tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện chương trình phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em;
- Tham mưu ban hành chính sách về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, ưu tiên chính sách hỗ trợ bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi tại các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng các chỉ tiêu thuộc Mục tiêu 1 vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và giao chỉ tiêu cho từng địa phương; Sở Y tế hướng dẫn triển khai các chỉ tiêu thuộc Mục tiêu 2 theo ngành dọc y tế. Lồng ghép các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong chương trình này với các chỉ tiêu về dinh dưỡng của các chương trình liên quan tại địa phương;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng, đảm bảo tính bền vững của các hoạt động dinh dưỡng đã được triển khai.
2. Về chuyên môn, kỹ thuật