Kế hoạch 104/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn năm 2017

Số hiệu 104/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2017
Ngày có hiệu lực 31/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lý Vinh Quang
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 31 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2017

Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 33/CTr-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh, về việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Chương trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lạng Sơn năm 2017.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định trách nhiệm, phát huy tính chủ động của các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo. Phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh Lạng Sơn năm 2017 đạt ở nhóm khá.

Tập trung có biện pháp khắc phục cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện những lĩnh vực chủ yếu để cải thiện cơ bản một số chỉ số thành phần còn thấp trong bộ chỉ số PCI.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể thực hiện các chỉ số, chỉ tiêu thành phần của PCI, quyết liệt triển khai thực hiện; tập trung sâu vào những chỉ tiêu, chỉ số năm 2016 còn yếu, đạt thấp liên quan từng lĩnh vực và địa bàn quản lý, lựa chọn một số nhiệm vụ, một số khâu có tính đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Tăng cường hoạt động, nắm bắt, kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời.

Đề cao tính năng động tiên phong, phát huy tính chủ động, sáng tạo; nâng cao trách nhiệm vai trò người đứng đầu từng sở, ngành, địa phương, tăng cường hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp.

Coi trọng phương pháp cải thiện chỉ số PCI, bám sát vào phân tích dữ liệu chi tiết, trọng tâm cải thiện các chỉ số có dư địa cải thiện và có trọng số cao để cải thiện nhanh chỉ số PCI, khích lệ tinh thần cải cách hành chính.

II. NỘI DUNG CHÍNH

1. Các giải pháp chung

1.1. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính; thực hiện việc đánh giá, xếp loại về công tác cải cách hành chính hàng năm nghiêm túc, khách quan; xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (Bộ chỉ số) thuộc tỉnh (DDCI). Áp dụng nguyên tắc minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình, đối thoại trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kiến nghị của nhân dân, thông tin từ các cơ quan truyền thông.

Các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, chịu trách nhiệm cải thiện các chỉ số thành phần liên quan đến ngành mình, khắc phục và cải thiện những chỉ tiêu thành phần còn thấp và giảm điểm; đề ra những giải pháp nhằm đạt được những cải thiện và chỉ tiêu thứ hạng đề ra đối với từng chỉ số thành phần; cải thiện và duy trì các chỉ số thành phần ở mức cao và tăng điểm trong năm 2017, cải thiện thứ bậc nhằm đưa tỉnh Lạng Sơn thuộc nhóm tỉnh/thành phố có chỉ số PCI xếp hạng khá trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc năm 2017.

Các sở, ngành, đơn vị phân tích sâu theo các nội dung chi tiết của từng chỉ số thành phần, những yếu kém liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà cơ quan mình phụ trách; đổi mới phương pháp cải thiện môi trường kinh doanh; đề ra các biện pháp cụ thể; thể hiện quyết tâm chính trị cao, nói đi đối với làm, phân công cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm về từng chỉ số thành phần và thông qua kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI là một tiêu chí để đánh giá kết quả công tác của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo cơ quan, phòng, ban trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nghiên cứu, thành lập Tổ công tác PCI của tỉnh nhằm đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; đối với các chỉ số thành phần PCI yếu kém; hoặc có sự sụt giảm bất thường; hoặc có phản ánh trong kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, Tổ công tác quyết định thành lập đoàn kiểm tra, làm việc đối với các sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh có liên quan để kịp thời khắc phục, xử lý.

1.2. Tạo đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính thông qua việc sử dụng hiệu quả mạng thông tin điện tử hành chính.

Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

1.3. Đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường và các thủ tục hành chính liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng, đất đai và các nguồn lực tài chính của nhà nước.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị rà soát và sửa đổi, ban hành mới các quy định và tăng cường công khai minh bạch các chính sách, pháp luật liên quan tới doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là trong tiếp cận các thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn lực đất đai, miễn giảm thuế, ký quỹ, thực hiện ưu đãi đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư; phân bổ vốn và đấu thầu trong đầu tư công, lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; các dự án xã hội hóa,...

Đẩy mạnh các hoạt động và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ