Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2022 thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 103/KH-UBND
Ngày ban hành 01/06/2022
Ngày có hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 01 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025; Kế hoạch số 32-KH/TU ngày 17/8/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

b) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách về giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tạo tiền đề giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

b) Các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội cụ thể hóa Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh bằng các kế hoạch, chương trình, đề án, giải pháp chi tiết và triển khai thực hiện hiệu quả đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin), nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu chủ yếu: Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1% (theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025). (Có Phụ lục kèm theo)

b) Các chỉ tiêu cần đạt được để giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đến năm 2025, cụ thể:

- Chiều thiếu hụt việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

- Chiều thiếu hụt về y tế: Tiếp tục duy trì 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi xuống còn 9% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống còn 15%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo: về cơ bản trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Hỗ trợ xây mới khoảng 3.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 85% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu họp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi toàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

[...]